Header Content Region

Insert text, image or banner ads here, or just delete this text and leave this area blank!

Bà-Rịa Quê Tôi

Phước Tuy nổi tiếng muối ngon
Muối là đặc sản của miền quê tôi
Phước Tuy đi dể khó về
Trai đi có vợ gái về có con
Bình Dân

Bà Rịa đẹp, cả một trời thơ mộng
Có núi non, sông suối phủ quanh vùng
Nguyễn Kim Lộc

Ai có về miền Đông, trên quốc lộ mười lăm
Quê hương tôi Bà Rịa, có nắng đẹp quanh năm.
Vũ Khang-Bạch Tuyết

TỈNH/TIỂU KHU PHƯỚC-TUY

Trụ Sở - Liên Lạc

Địa chỉ Trụ sở.
Lên Google Maps tìm lộ trình. Gởi thư qua bưu điện thêm Westminster CA 92683. Liên lạc Email.

portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4 portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4

Tỉnh Phước-Tuy

Phước Tuy thuộc miền Đông Nam Phần (Quân Khu III) trước 75, gồm 5 quận, 24 xã, dân số khoảng 300 ngàn, lúc sau tăng nhiều nhờ những xã di dân, khẩn hoang lập ấp. Tỉnh lỵ nằm trong xã Phước Lễ thuộc Quận  Châu Thành cách Sàigòn tròn trăm cây bằng quốc lộ 15.

Tỉnh Phước-Tuy

Bắc giáp Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Tây giáp Gia Định (vùng Rừng Sát), biển Đông ôm gọn phía Nam, Đông Nam với bải biển cát trắng và những trung tâm nghỉ mát, làng chài. Diện tích hình chữ nhật theo trục Đông Nam trên dưới 300 csv.

Năm Quận

Tỉnh gồm 5 Quận: Long Lễ, Long Điền, Đất Đỏ, Đức ThạnhXuyên Mộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HC DP/26, do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký, sát nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, Tỉnh Phước-Tuy.

Sông

Sông lớn nhất là Sông Thị Vãi chảy song song với Quốc Lộ 15 và đổ ra cửa Cần Giờ. Kế đến là Sông Dinh, nước ngọt, là nguồn cung cấp nước cho toàn tỉnh và sau cùng là song Ray chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra cửa Lộc An.

 

small portfolio1 small portfolio2 small portfolio3 small portfolio4
themed object

Kính Chào Đồng Hương và Thân Hữu!

  •  
get in touch

NHỮNG BÀI HAY TRÊN MẠNG

Viên Đạn Đỏ

Trong những năm kinh tế thất bại và suy sụp, tại một khu xóm nhỏ miền đông nam Idaho, tôi thường tạt qua gian hàng của ông Miller bên đường. Gian hàng nầy bán rau cải và trái cây tươi trong mùa. Thực phẩm và tiền bạc rất hiếm thời bấy giờ nên việc đổi trao trực tiếp vật dụng và thực phẩm rất được thông dụng.

Một ngày kia trong khi ông Miller đang gói mấy củ khoai đầu mùa cho tôi, tôi để ý thấy một cậu bé nhỏ thó, ốm tong teo nhưng mặt mày sáng sủa, quần áo rách rưới nhưng sạch sẽ, đang nhìn rổ đậu tươi một cách trịnh trọng, thèm thuồng. Tuy tôi đã trả xong tiền cho mấy củ khoai, nhưng lại sang qua mớ đậu tươi. Tôi đang nghĩ đến món đậu xào nước sốt với khoai. Trong khi còn đang nghĩ ngợi, tôi được nghe qua cuộc đàm thoại giữa ông Miller và cậu bé rách rưới cạnh tôi.

- Chào Barry, cháu mạnh giỏi?

- Chào ông Miller, cháu vẫn mạnh, cám ơn ông. Cháu rất thích loại đậu nầy, trông tươi ngon thật!

- Đúng! Đậu đó rất ngon. Mẹ Barry thế nào, có khỏe không?

- Dạ khỏe, mẹ cháu càng ngày càng khá hơn.

- Vậy tốt! Cháu có cần gì không?

- Dạ thưa ông không, cháu chỉ muốn ngắm mớ đậu nầy.

- Cháu muốn đem về một ít không?

- Dạ thưa ông không, cháu không có gì để trả.

- Vậy cháu có gì để đổi không?

- Dạ...! Cháu có viên đạn đá hoa mà cháu được thưởng đây.

- Vậy sao? cho ông xem thử.

- Thưa ông đây! Viên đạn nầy tuyệt đẹp.

- À! Ông cũng thấy như vậy. Hừm!...chỉ có điều viên nầy màu xanh, mà ông thì…thích màu đỏ hơn. Ở nhà, cháu có viên đạn nào giống như viên đạn nầy nhưng lại là màu đỏ không?

- Dạ có, nhưng không giống hẵn như viên nầy.

- Ông tính thế nầy: Cháu cầm gói đậu nầy về, lần sau khi cháu có đi đâu qua đây, cháu cho ông xem viên đạn đỏ đó.

- Vâng, chắc chắn cháu sẽ trở lại. Cám ơn ông Miller.

Bà Miller đang đứng gần, đến cạnh tôi, vừa nói vừa cười: “Còn hai đứa nữa trong khu xóm chúng ta, cũng cùng hoàn cảnh với Barry. Ba đứa nó, con nhà rất nghèo. Jim rất thích thương lượng đổi chác với chúng nó, khi thì đậu, khi thì táo, hoặc cà chua hay bất cứ thứ gì. Các cậu bé đó luôn luôn trở lại với viên đạn màu đỏ, Jim lại lấy cớ nói không thích màu đỏ nữa, rồi gói rau đậu cho các cậu bé đó đem về, nói là để đổi với viên đạn màu khác như xanh, vàng gì đó...."

Tôi rời gian hàng, tự cười thầm và trong lòng rất cảm phục ông Miller. Sau đó một thời gian ngắn, tôi dọn đi Colorado nhưng không bao giờ quên ông Miller, mấy cậu bé và câu chuyện đổi trao của họ.

Sau nhiều năm, tôi có dịp trở lại khu xóm Idaho thăm bạn củ. Trong thời gian nầy, tôi được biết ông Miller vừa qua đời. Được biết buổi chiều đó có giờ thăm viếng, và giờ thăm viếng đang mở tại nhà quàn. Mấy người bạn tôi muốn đi thăm ông Miller, tôi đồng ý ngay.

Khi đến nhà quàn, chúng tôi đứng vào hàng, chờ gặp thân nhân của ông Miller để nói lời chia buồn. Đứng đầu hàng có ba thanh niên trẻ trung. Một người mặc quân phục, còn hai người kia, tóc cắt gọn ghẽ, mặc áo sơ mi trắng và đồ lớn màu sậm, trông rất đứng đắn. Họ tới gần bà Miller đang đứng gần quan tài. Mỗi người ôm bà Miller, hôn lên má bà, nói nhỏ vài câu, xong đến cạnh quan tài. Đôi mắt xanh lơ, ngấn lệ của bà Miller theo dõi ba người thanh niên. Mỗi người lần lượt đặt bàn tay ấm áp của mình lên bàn tay giá lạnh trong quan tài, lúng túng lau nước mắt, rồi bước nhanh ra khỏi nhà quàn.

Đến lượt chúng tôi đến gặp bà Miller. Tôi giới thiệu tôi là ai và nhắt lại câu chuyện bà kể cho tôi nghe về mấy viên đạn. Mắt sáng rở, bà cầm tay tôi tiến tới cạnh quan tài. Bà nói với tôi:

Ba người thanh niên trẻ vừa rời khỏi đây là ba cậu bé mà tôi đã nói với chú em hồi đó. Ba cậu ấy nói với tôi là họ rất biết ơn về những thứ mà Jim đã đổi với họ. Và bây giờ đây, lần cuối cùng, Jim không thể đổi ý về màu sắc hay cở lớn nhỏ nữa, họ đến để trả nợ. Thật sự, trên thế gian nầy, chúng tôi không bao giờ giàu có, nhưng bây giờ phải nói Jim là người giàu nhất trong vùng Idaho. Bà Miller, với vẽ thương yêu, nhẹ nhàng nâng mấy ngón tay của người chồng quá cố, ngay dưới đó, ba viên đạn màu đỏ sáng lóng lánh tuyệt đẹp.

Phỏng dịch: Cao Thị Ngọc Điệp
From: Mr Miller's Grocery Store in Idaho - Red Marbles

A RED MARBLE

During the waning years of the depression in a small southeastern Idaho community, I used to stop by Mr. Miller's roadside stand for farm-fresh produce as the season made it available. Food and money were still extremely scarce and bartering was used, extensively.

One particular day Mr. Miller was bagging some early potatoes for me. I noticed a small boy, delicate of bone and feature, ragged but clean, hungrily apprizing a basket of freshly picked green peas. I paid for my potatoes but was also drawn to the display of fresh green peas. I am a pushover for creamed peas and new potatoes. Pondering the peas, I couldn't help overhearing the conversation between Mr. Miller and the ragged boy next to me.

 "Hello Barry, how are you today?"

 "H'lo, Mr. Miller. Fine, thank ya. Jus'  admirin' them peas ... sure look good."

 "They are good, Barry. How's your Ma?"

 "Fine. Gittin' stronger alla' time."

 "Good. Anything I can help you with?"

 "No, Sir. Jus' admirin' them peas."

 "Would you like to take some home?"

 "No, Sir. Got nuthin' to pay for 'em with."

 "Well, what have you to trade me for some of those peas?"

 "All I got's my prize marble here."

 "Is that right? Let me see it."

 "Here 'tis. She's a dandy."

 "I can see that. Hmmmm, only thing is this one is blue and I sort of go for red. Do you have a red one like this at home?"

 "Not 'zackley .....but, almost."

 "Tell you what. Take this sack of peas home with you and next trip this way let me look at that red marble."

"Sure will. Thanks, Mr. Miller."

Mrs. Miller, who had been standing nearby, came over to help me. With a smile she said:  "There are two other boys like him in our community, all three are in very poor circumstances. Jim just loves to bargain with them for peas, apples, tomatoes or whatever. When they come back with their red marbles, and they always do, he decides he doesn't like red after all and he sends them home with a bag of produce for a green marble or an orange one, perhaps."

I left the stand, smiling to myself, impressed with this man. A short time later I moved to Colorado but I never forgot the story of this man, the boys and their bartering.

Several years went by each more rapid than the previous one. Just recently I had occasion to visit some old friends in that Idaho community and while I was there learned that Mr. Miller had died. They were having his viewing that evening and knowing my friends wanted to go, I agreed to accompany them.

Upon our arrival at the mortuary we fell into line to meet the relatives of the deceased and to offer whatever words of comfort we could.  Ahead of us in line were three young men. One was in an army uniform and the other two wore nice haircuts, dark suits and white shirts ... very professional looking. They approached Mrs. Miller, standing smiling and composed, by her husband's casket.  Each of the young men hugged her, kissed her on the cheek, spoke briefly with her and moved on to the casket. Her misty light blue eyes followed them as, one by one, each young man stopped briefly and placed his own warm hand over the cold pale hand in the casket. Each left the mortuary, awkwardly, wiping his eyes.

Our turn came to meet Mrs. Miller. I told her who I was and mentioned the story she had told me about the marbles. Eyes glistening she took my hand and led me to the casket. "Those three young men, who just left, were the boys I told you about.  They just told me how they appreciated the things Jim "traded" them. Now, at last when Jim could not change his mind about color or size... they came to pay their debt. "We've never had a great deal of the wealth of this world," she confided, "but, right now, Jim would consider himself the richest man in Idaho."

With loving gentleness she lifted the lifeless fingers of her deceased husband. Resting underneath were three, exquisitely shined, red marbles. 

Moral: We will not be remembered by our words, but by our kind deeds. Life is not measured by the breaths we take, but by the moments that take our breath.

 

 

slide up button