Optional page title

Optional page description text area...

Header Content Region

Insert text, image or banner ads here, or just delete this text and leave this area blank!

Bà-Rịa Quê Tôi

Phước Tuy nổi tiếng muối ngon
Muối là đặc sản của miền quê tôi
Phước Tuy đi dể khó về
Trai đi có vợ gái về có con
Bình Dân

Bà Rịa đẹp, cả một trời thơ mộng
Có núi non, sông suối phủ quanh vùng
Nguyễn Kim Lộc

Ai có về miền Đông, trên quốc lộ mười lăm
Quê hương tôi Bà Rịa, có nắng đẹp quanh năm.
Vũ Khang-Bạch Tuyết

Trụ Sở - Liên Lạc

Địa chỉ Trụ sở.
Lên Google Maps tìm lộ trình. Gởi thư qua bưu điện thêm Westminster CA 92683. Liên lạc Email.

portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4 portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4

Tỉnh Phước-Tuy

Phước Tuy thuộc miền Đông Nam Phần (Quân Khu III) trước 75, gồm 5 quận, 24 xã, dân số khoảng 300 ngàn, lúc sau tăng nhiều nhờ những xã di dân, khẩn hoang lập ấp. Tỉnh lỵ nằm trong xã Phước Lễ thuộc Quận  Châu Thành cách Sàigòn tròn trăm cây bằng quốc lộ 15.

Tỉnh Phước-Tuy

Bắc giáp Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Tây giáp Gia Định (vùng Rừng Sát), biển Đông ôm gọn phía Nam, Đông Nam với bải biển cát trắng và những trung tâm nghỉ mát, làng chài. Diện tích hình chữ nhật theo trục Đông Nam trên dưới 300 csv.

Năm Quận

Tỉnh gồm 5 Quận: Long Lễ, Long Điền, Đất Đỏ, Đức ThạnhXuyên Mộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HC DP/26, do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký, sát nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, Tỉnh Phước-Tuy.

Sông

Sông lớn nhất là Sông Thị Vãi chảy song song với Quốc Lộ 15 và đổ ra cửa Cần Giờ. Kế đến là Sông Dinh, nước ngọt, là nguồn cung cấp nước cho toàn tỉnh và sau cùng là song Ray chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra cửa Lộc An.

 

small portfolio1 small portfolio2 small portfolio3 small portfolio4
themed object

Kính Chào Đồng Hương và Thân Hữu!

  •  
get in touch

HỘI ĐỒNG HƯƠNG BÀ-RỊA PHƯỚC-TUY

ĐẤT BÀ-RỊA

Hồi ký của GS Anh Văn Phạm Văn Ngôn Trường Trung Học Châu Văn Tiếp Tỉnh Phước-Tuy

Tôi như viên phi công còn đang lái chiếc máy bay trong một phi vụ có thể kéo dài tới một thế kỷ. Xin tạ ơn Trời! Tôi đã bay quá làn ranh thất thập cổ lai hy thêm cả gần thập niên nữa. Tôi tự hỏi : nay đã đến lúc cần tìm cách hạ cánh an toàn chưa? Đây là thời điểm quan trọng vì chính là thời điểm phi vụ có thể kết thúc vào bất cứ lúc nào, có thể khi tôi chưa viết xong đoạn hồi ký này.

Lục lọi tìm kiếm trong túi khôn của cả loài người cổ kim, may mắn tôi bắt gặp cái bí kíp “Tri Túc”.

Tri túc, tiện túc. Tri nhàn, tiện nhàn.
Đãi túc, hà thời túc! Đãi nhàn, hà thời nhàn!
Phải rồi: Biết thế là đủ, tức đã đủ rồi đấy!
Biết thế là nhàn tức đã nhàn rồi đấy!
Nếu cứ: Đợi cho có đủ, thì đến bao giờ mới là đủ!
Đợi cho có nhàn, thì đến bao giờ mới có nhàn được!

Thèm khát, ước mơ, ham muốn, tham vọng của con người là những cái thùng không đáy mà! Tiếc thay bí kíp “tri túc” này, dù là thiết yếu nhất cho sự hạ cánh an toàn, vẫn chỉ là một nguyên tắc chỉ đạo mà thôi. Còn cách thực hiện những động tác hạ cánh sao cho an toàn thì bí kíp không chỉ dạy. “Tôi còn cần suy nghĩ và tìm tòi. Bất ngờ, những ưu tư về sức khoẻ tuổi già đưa đẩy tôi đến chỗ khai thác cái triết lý “ vui sống và sống vui”. Vui sống là đem tất cả các niềm vui thích nào mình có được vào cuộc sống. Tức lấy niềm vui dệt nên cuộc sống. Còn sống vui, theo một tiến trình ngược lại, là biến cuộc sống, hay đúng hơn, chế biến mọi sinh hoạt thường nhật thành những niềm vui thích. Ôi! Cuộc sống này có biết bao nhiêu là cái vui cái thích cả về thân xác cả về tinh thần! Ngay cả trong khổ cực ta cũng có thể tìm được hay tạo ra được nhiều niềm vui nếu ta biết khai thác cái triết lý vui sống và sống vui. Đem niềm vui vào cuộc sống và biến cuộc sống thành niềm vui. Tỉ dụ như bắt chước người xưa, tôi có thể cứ tà tà:

Khi chén rượu, lúc cuộc cờ.
Sáng xem hoa nở, tối chờ trăng

Mỗi buổi sáng, khi vợ con đi làm cả rồi, nhà chỉ còn một mình tôi rót ly trà nóng, ngồi hiên trước ngắm vườn hoa ngoài ngõ, nghe suối chảy róc rách bên hòn non bộ, cúi mình tỉa mấy chậu bon sai, nghển đều tưới mấy giò lan đang theo gió đong đưa. Đến một buổi sáng cuối mùa xuân 2009, sau khi đã về Bà Rịa tảo mộ cha mẹ vợ và ra Bắc tảo mộ bố và ông bà nội – Đó cũng là những niềm vui – tôi trở về Mỹ và lại ra ngồi ngoài hiên trước nhà. Những tia nắng giao mùa hoà quyện cùng làn gió nhẹ từ ngoài khơi Huntington Beach bay vào Thủ Đô tị nạn, thì thầm luồn lách đến tận căn nhà nhỏ bé của tôi. Ánh nắng ấm áp cùng làn gió giao mùa ấy cùng âu yếm dắt tay nhau tung tăng tíu tít nhảy múa trên cành cây ngọn cỏ. Tôi nhắm mắt lại trong giây lát để vui hưởng cái mơn trớn trên da thịt. Đôi má tôi, vòng cổ tôi, mái tóc tôi như có bàn tay người tình âu yếm vuốt ve. Ôi, cái phút giây giao hoà tuyệt vời giữa trời với đất, giữa trời đất cảnh vật với con người! Bỗng đôi mắt lim dim tôi mở to để đón nhận một niềm vui không tìm mà gặp, không mua mà có: cái vui “tha hương ngộ cố tri”. Tôi được hân hạnh đón tiếp hai bạn đồng hương Bà Rịa. Bác Trần Minh Chiểu và bác Nguyễn Ngọc Hoán ghé thăm. Để tỏ lòng hiếu khách, tôi khoe mình có nhiều thứ rượu, xin tuỳ khách lựa chọn. Nào là Hennessy, Courvoisier, nào là Martell, Remi Martin, rồi Vodka, Whisky, rồi Hoa Đào xứ Lạng, Gò Đen Bến Lức, rồi Na Hang đặc sản dân tộc Mèo Hà Giang. Rồi còn rượu lễ tức rượu Thánh dùng tế lễ nơi giáo đường. Và đừng quên là tôi còn có cả thứ “Minh Mạng nhất dạ lục, giao sinh ngũ tử” đấy nhé! Bạn Chiểu chọn ly Mertell. Bạn Hoán và tôi thuộc loại chỉ vài hớp mặt đã đỏ như trái gấc chín nên chọn hai ly rượu lễ cho êm vị giác. Đồ nhắm chỉ là đĩa bánh đa, thứ quà dân gian đượm tình quê hương thân thuộc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Nhưng qua gần hai giờ trò chuyện, khách và chủ đều không tha thiết với ly rượu mà chỉ thiết tha nói về Bà Rịa, về cái quá khứ trân quý một thời đã qua. Trước khi ra về bác Chiểu đưa tặng tôi cuốn DVD “Ngày hội đầu xuân 2009” kèm theo lời yêu cầu thật trịnh trọng: - Xin giáo sư viết một bài về Bà Rịa cho đặc san xuân 2010. Tôi phải nhận lời sẽ viết vì với tư cách mà hội trưởng Mai Văn Chớ có nhã ý dành cho thầy dạy cũ, tôi thấy có bổn phận phải đóng góp ít nhất về mặt tinh thần. Tôi tiễn khách ra tận ngoài cổng. Xe đã lăn bánh rồi mà chúng tôi còn ngoái cổ vẫy tay lưu luyến. Khi quay trở vào nhà tôi chợt nghe như có điều gì thắc mắc không ổn. Hai ông bạn vừa rồi dân Bắc Kỳ di cư năm 54, sao lại cứ tự xưng đồng hương Bà Rịa ngon lành vậy kìa! Cầm DVD vào phòng ngủ, tôi ngả lưng trên giường bấm máy và theo dõi diễn tiến trên màn hình. Nghi lễ chào quốc kỳ uy nghiêm, phút mặc niệm cảm động, lễ dâng hương trang trọng, lời hân hoan khai mạc của Hội Trưởng, hợp ca mừng chúc tân xuân, những màn văn nghệ sôi động, trữ tình, hài hước. Vòng quanh chừng hơn ba chục bàn tiệc náo nhiệt, tưng bùng, có những cánh tay cùng nâng cao ly rượu. Kẻ đứng lên, người ngồi xuống, nói cười râm ran hỉ hả. Tất cả những thứ đó đã cho tôi thấy được bóng dáng con người Bà Rịa năm nào. Đến khi MC giới thiệu ông phó tỉnh trưởng hành chính Nguyễn Đình Phúc từ Canada về tham dự đại hội, lời phát biểu của ông đả thu hút ngay sự chú ý của tôi. Ông nói, ông đã tham dự bao nhiêu là đại hỗi liên hoan họp mặt từ Bắc tới Nam, từ Đông sang tây mà ông chưa thấy ở đâu có bầu không khí thân thương cảm động như ở đại hội đồng hương Bà Rịa này. Được gãi đúng chỗ ngứa, tôi ngồi bật dậy để nghe cho rõ hơn vì tôi biết bác Phúc cũng là dân Bắc Kỳ 54 như tôi mà! Tôi thật thú vị khi nghe bác lý giải rằng: Vì chính ở Bà Rịa chúng ta đã có tất cả. Ở Bà Rịa chúng ta có sông có núi: Sông Dinh núi Dinh. Ở Bà Rịa chúng ta không thiếu rừng: Đây những rạt đước xanh tươi, bí hiểm rừng Sác – Kia, rừng già Châu Pha, rừng Xuyên Mộc bạt ngàn. Ở Bà Rịa chúng ta có biển cả mênh mông Phước Hải, Phước Tỉnh, Vũng Tàu. Nhưng thân tình hơn nữa, ở Bà Rịa chúng ta có bạn bè đồng nghiệp đồng sự. Chúng ta có hàng xóm láng giềng, từ bà bán bún đầu cầu Long Hương đến bác bán nước mía cuối đường Thành Thái bên cửa rạp hát. Ở Bà Rịa chúng ta có người yêu, có mái ấm gia đình cùng vợ với con. Ở Bà Rịa chúng ta có địa bàn hoạt động thi thố nghề nghiệp để vừa nuôi sống gia đình vừa phục vụ đất nước. Nhất là ở Bà Rịa chúng ta đã cùng có một lý tưởng chống cộng để xây dựng Tự Do Dân Chủ, Công Lý, Công Bằng xã hội. Tôi phải thành thật xin lỗi ông phó tỉnh Phúc vì tôi đã không ghi được đúng nguyên văn lời phát biểu của ông và cũng đã không trình bày lại đúng cái trình tự các ý tưởng của ông. Đó cũng chính là tại vì ông đã đánh trúng tim đen, gãi đúng chỗ ngứa đến nỗi khiến tôi cũng giơ mấy ngón tay quào đại thêm  vài đường. Thành thực mà nói, chỉ sau những lời lý giải của bác Phúc, tôi mới hiểu tại sao ngay sau khi bác Chiểu yêu cầu tôi viết, không cần suy nghĩ, tôi đã tức khắc biết tôi sẽ viết gì và hỏi bác Chiểu liền khi đó xem tôi viết nội dung như thế này có được không:

1- Đất Bà Rịa, Đất của Định Mệnh
2- Đất Bà Rịa, Đất của Tội Ác
3- Đất Bà Rịa, Đất của Thánh  Nhân
4- Đất Bà Rịa, Đất Hiếu Học
5- Đất Bà Rịa, Đất Hiếu Tình

Như vậy chứng tỏ Đất Bà Rịa đã có sẵn ở trong tôi, tôi chỉ cần cầm bút lên là có thể viết nó ra liền. Nay xin viết và có lời thanh minh trước rằng: Nếu tôi có nói rõ họ tên những nhân vật liên quan đến những sự việc tôi nhớ mà thuật lại, thì tôi chỉ có dụng ý lấy những nhân vật đó làm nhân chứng, cốt ý để người đọc có thể kiểm chứng mà thôi. Tuyệt nhiên tôi không dám phê bình khen chê ai hay bêu xấu ai. Cũng xin hiểu cho rằng người viết hồi ký thường phải nói về mình, về “Cái Tôi Đáng Ghét” ( Le Moi est haissable) của mình, vì người viết thường cũng chính là một nhân vật trong câu truyện mình thuật lại. Tránh sao khỏi ý nghĩ “mèo khen mèo dài đuôi”. Thôi thì tôi cứ dành quyền thoải mái mà viết, thành thực mà viết, mặc cho ai có đánh giá tôi thế nào. Trên đời này có lẽ chỉ có tên Hồ Chí Minh mới dám tự viết ca tụng mình, lại còn hèn nhát dấu tên và ẩn núp dưới cái tên Trần Dân Tiên mà thôi. Còn tôi đây, tôi vẫn mạnh dạn xưng tên Phạm Văn Ngôn của Bà Rịa năm nào.

1. ĐẤT BÀ RỊA, ĐẤT ĐỊNH MỆNH.

Ở tuổi ấu thơ và thiếu niên tính đến 16, 17 tuổi, mọi liên quan đến cuộc sống đều do cha mẹ quyết định. Ta ở đâu, ăn gì, mặc gì, học trường nào đều chỉ do cha mẹ xếp đặt. Nhưng vừa đến tuổi thanh niên đã đã phải đối đầu với một kẻ xa lạ vô hình, người ta đặt tên nó là Định Mệnh. Định Mệnh như cái xà ngang bỗng xuất hiện trên lối đi. Nếu ta không bể đầu sứt trán hay tán mạng vì nó thì ít ra cũng bị nó chi phối để ta phải cúi đầu luồn qua nó mà đi. Câu “học tài thi mệnh” hay “học tài thi phận” đã trở nên câu tục ngữ có từ lâu đời chứng minh sự hiện hữu của định mệnh. Văn hay chữ tốt, với thi tài lừng lẫy, vậy mà Tú Xương đã phải cay đắng đầu hàng số mệnh. Ông xót xa cho thân phận mình:

Thi không ăn ớt thế mà cay
Cúng giỗ từ đây nhớ lấy ngày

Nếu chỉ tính từ sau 1975 đến giờ, với chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa tự hào là Thiên Đường Cộng Sản, suốt từ Bắc tới Nam, năm nào mà chẳng có báo chí đăng tin đôi ba cô cậu uống thuốc chuột hoặc nhảy sông nhảy lầu tự tử sau những kỳ thi tốt nghiệp trung học hoặc thi vào đại học! Đến tuổi “Tam thập nhi lập” là tuổi lấy vợ lấy chồng thì Định Mệnh lại xuất hiện với những cái tên buồn thảm “Duyên số, duyên phận, duyên kiếp”. Tuổi bốn mươi “tứ thập nhi bất hoặc” là lúc suy nghĩ và phán đoán đã chín chắn ta càng không còn nghi hoặc gì về Định Mệnh. Tuổi năm mươi “ngũ thập nhi tri Thiên Mệnh” là lúc ta biết được một cách cụ thể những gì số mệnh dành cho ta về đường công danh sự nghiệp và đường gia đạo vợ con. Nhưng tiếc thay cái tri thiên mệnh này chỉ là cái biết về những gì đã xảy ra rồi. Còn cái biết về tương lai, số phận sẽ như thế nào ta vẫn chưa biết và chắc chắn chẳng bao giờ biết trước. Trên đoạn đường dài tối đa ba vạn sáu ngàn ngày của một kiếp sống, nếu đứng ở bất cứ điểm nào để nhìn về tương lai, ta luôn thấy tương lai lúc nào cũng là một ẩn số. Đi hỏi thày bói thì “thày bói nói dưa”. Đi tìm thày tướng số thì thày sẽ đưa ta vào mê hồn trận “ thiên cơ bất khả lậu”. Mọi giải đáp chỉ là những suy đoán mờ mịt như ngàn sao thấp thoáng trong mây mù. Hỏi thày địa lý ư? Ta sẽ có kết quả là “hòn đất mà biết nói năng thì thày địa lý hàm răng chẳng còn”. Rút cuộc phải nói theo triết học: tương lai nằm trong thế giới bất khả tri. The future is not ours to see!

Ông Ngô Đình Diệm mà biết trước được ngày 2/11/1963 sẽ bị bọn thuộc hạ thảm sát, bị bắt nhốt trong thiết vận xa M113 chạy trên đường Hồng Thập Tự qua bệnh viện Từ Dũ tới ngang đường Bùi Thị Xuân thì súng nổ. Xác ông và xác bào đệ Ngô Đình Nhu được chở về ném dưới nền hiên bộ Tổng Tham Mưu để trình diện cái Hội Đồng Tướng Lãnh mà chính ông đã gắn lon tá lon tướng lên vai họ. Nếu biết trước cái tương lai đen tối này thì, dù có lòng ái quốc cao hơn núi Thái Sơn, ông Diệm đâu có dại gì nhận chức thủ tướng để cứu nguy đất nước lúc bị chia cắt năm 1954. Dù để diệt cộng một cách hữu hiệu, cần loại bỏ Bảo Đại ra khỏi chính quyền thì chắc chắn ông Diệm không tổ chức cuộc trưng cầu dân ý 1955 để làm gì.

Ông Dương Văn Minh mà biết trước được ngày 30/4/1975 ông sẽ tự trói tay đầu hàng vô điều kiện để quỳ dâng toàn lãnh thổ miền Nam cùng với một chục triệu dân lành và cả một triệu quân thiện chiến phải theo lệnh ông buông súng để làm nô lệ cộng sản thì dù biết chắc rằng cá nhân ông sẽ được sống an toàn nơi “tư dinh Hoa Lan” của ông, đúng như thực tế sau này đã xảy ra, chắc chắn dù có tham vọng đến mấy, cũng chẳng dám âm mưu giết ông Diệm. Nếu lịch sử muôn đời còn cảm phục sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản và năm vị tướng VNCH thì lịch sử cũng sẽ còn mãi mãi phỉ nhổ cái “Dinh Hoa Lan” của “Big Minh”, “ Tướng to đầu mà dại”. Mình dại thì mình chịu đã đành, nhưng vì dại mà hại người, hại dân, hại nước thì đó phải là cái tội tày đình, tội tày trời. Lịch sử sẽ xử tội. Chúng ta đều là nhân chứng sống của lịch sử phải nói len điều này để soi sáng cho lịch sử,

Phần riêng tôi, nếu tôi biềt trước những điều ông Diệm và ông Minh không biết trước về số phận của họ thì chắc hẳn tôi đã chẳng di cư vào Nam, để rồi sau cái chết của ông Diệm và sự đầu hang ô nhục của ông Minh, tôi bị tù đày trong những trại tù cải tạo, suýt bị vùi thây nơi rừng hoang và xém bỏ xác ngoài biển cả. Tháng 5 năm 1954 tôi vừa đậu tú tài thì trận Điện Biên Phủ đến hồi kết thúc. Hy vọng một tương lai tự do tươi sang với mảnh bằng làm vốn liếng tôi tự tin hăm hở di cư. Ngày 18/7/1954, con tàu du lịch Ana Salem với giá vé 3000 đồng Đông Dương, nhổ neo rời Vịnh Hạ Long. Chiều ngày 20/7/1954, con tàu tới miền Nam đậu ngoài cửa biển Vũng Tàu, chờ sang hôm sau có hoa tiêu Việt Nam theo sông Lòng Tảo dẫn vào bến cảng Sài Gòn. Đứng trên bong tài, nhìn vào Bãi Trước, dưới ánh nắng chiều vàng nhạt, những hàng dừa đu đưa như vẫy tay mừng, tôi thấy âm ấm cõi long, mà đâu có biết rằng đất Bà Rịa Vũng Tàu này là Đất Định Mệnh, đất của người vợ tương lai mình, đất sẽ cho mình hạnh phúc lứa đôi và một đám con. Và đau đớn thay! Sẽ là đất tôi dẫn hai con trai tôi vượt biên xuất phát từ cầu Cỏ May chạy qua cửa biển chính nơi đang đậu con tàu Ana Salem này. Để rồi con tôi không bao giờ tới được bến bờ tự do, mà vĩnh viễn nằm dưới lòng đại dương. Ôi, nỗi xót xa day dứt khôn nguôi suốt cuộc đời còn lại của tôi., nhưng đất Bà Rịa đâu phải là đất Định Mệnh dành riêng cho hai con tôi., nó còn là Đất Định Mệnh của riêng bao nhiêu người dân Bà Rịa khác và còn cho cả những người ở xa đến để vượt biên. Tại Bà Rịa, gia đình thầy giáo Huỳnh Văn Sáng, chỉ trong một chuyến đi đã mất trên mười mạng người đều là con cháu. Trong đó có em Hùynh thị Thịnh là học sinh Châu Văn Tiếp. Tôi biết rất rõ về em vì em đã học tôi năm đệ tam, đệ nhị, đệ nhất. Tốt nghiệp trường Luật và vừa thi đậu luật sư thì Định Mệnh đến đón em đi. Vợ tôi gọi thầy Sáng bằng chú họ, nên vợ chồng tôi tìm đến chia sẻ đau buồn với thầy. Lúc đó thầy sống vật vờ như chiếc bong không hồn, ngày ngày đi theo đàn dê quanh quẩn bên bờ song Dinh. Thế mà chỉ ít lâu sau đó khi hay tin tôi mất , hai con thầy đã vội âm thầm đi xe đò lên Sài Gòn và cuốc bộ đến tận nhà tôi để an ủi vợ chồng tôi. Nghe đâu chiếc thuyền của gia đình thày nhằm cơ hội lúc tối trời phóng ra cửa biển Vũng Tàu. Vì không nhìn rõ các cọc đáy, thuyền đã đâm vào cọc vỡ ra và chìm luôn. Tới sang thì đã thấy một số xác nạn nhân trôi nổi lềnh bềnh.

Ông bà thương gia Chu Phát, chủ một vựa gạo lớn nhất Bà Rịa Vũng Tàu, là chỗ than quen với chúng tôi. Trong một chuyến về lấy gạo tại Sài Gòn và nghỉ qua đêm tại nhà tôi, bà đã chỉ vẽ cho vợ tôi cách thức mở một vựa gạo tại quận 3. Còn vì tốt bụng bà khuyến khích vợ tôi với phương châm “phi thường bất phú” . Tuy giàu có đó nhưng ông bà Chu Phát cũng đành phải chào thua Định Mệnh để nó cướp đi mất cậu con trai trên đường vượt biên. Rồi ông bà Thúy Lan, chủ trại gổ phía sau rạp Thành Thái, trong một chuyến đi cũng do bàn tay Định Mệnh dẫn dắt đã mất hai con trai và con dâu đang mang bầu. Hai con tôi cùng đi chuyến đó.

Có thể nói các địa điểm vượt biên ở Bà Rịa kể từ Phú Mỹ, Phước Hòa, Chu Hải, Kim Hải, Lang Cát, Lạng Sơn, Long Hương, Long Tòan, Long Hải, Phước Tỉnh, Cầu Cỏ May, Cầu Cây Khế cho đến Cát Lở, Rạch Dừa, Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bến Đình, Bến Đá, xứ Sao Mai, đều là những địa danh mà Định Mệnh đã phục kích một thời. Nhưng chỗ mà Định Mệnh phục kích để ra tay quy mô nhất là cái ổ công an Vũng Tàu. Hồi đó vừa mới chiếm được miền Nam giàu có, bọn lãnh tụ cộng sản liền đánh tư sản, đổi tiền, cho đi bán chính thức để hốt vàng thỏa mãn cái bao tử trống rỗng của họ. Những chuyến vượt biên bán chính thức có cả ngàn người bị nhét chặt vào một con tàu cũ kỹ ọp ẹp. Ra khơi không chịu nổi song gió đại dương, thường bị tan, vỡ và chìm đắm. Có những chuyến người đăng ký đi bán chính thức đã xuống tàu, đã đóng đủ số số vàng, thế mà rồi cộng sản lừa lọc tráo trở bắt bỏ tù. Đó là trường hợp ông giáo sư Vinh, giáo sư đệ nhị cấp môn vạn vật trường công lập Vũng Tàu. Chúng tôi là bạn thân khi cùng học năm “P.C.B” tức năm lấy chứng chỉ Lý, Hóa, Sinh để vào trường Y khoa. Nhưng chúng tôi phải bỏ Y khoa chỉ vì là sinh viên di cư làm sao có tiền học qua một học trình quá dài. Nên anh đi dạy vạn vật ở Vũng Tàu, còn tôi dạy Pháp văn trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn, mãi sau này mới về Bà Rịa. Trước khi đi, anh đến từ biệt tôi và nói : - Tao đã đóng 70 cây cho 2 vợ chồng và 4 đứa con. Chúc mày ở lại và đi sau sẽ gặp may mắn nhé. Mai tao xuống tàu.” Thế rồi 4 tháng sau, khi tôi đang ngồi cửa tiệm nhà mình, thấy một tên ghẻ lở khắp mình, quần áo tả tơi hôi thối, cái mũ rách đội thật sâu che khuất nửa mặt, chậm chạp bước vào tiệm tôi rồi ngồi phịch xuống ghế. Vợ tôi tưởng là một người ăn xin. Tôi lại gần và người ăn xin đó bỏ mũ ra. Tôi thốt kêu lên : Ôi, anh Vinh! Sao tới nông nỗi này! Anh lau nước mắt kể: - Tao đã xuống tàu được nửa giờ nhưng đông quá thở không nổi. Tao mò lên boong tàu thì gặp ngay thằng công an Bắc Kỳ đang đếm vàng. Nó hỏi :- Mày lên đây làm gì? Tao nói : - Ngộp thở quá tôi lên. Thế là nó quát lớn: - Mày nói tiếng Bắc, mày là Bắc Kỳ di cư 54, mày đâu phải người Hoa. Vợ chồng con cái tao vào tù, mất trắng 70 cây. Rất mừng là, tiền hung hậu kiết, chỉ một năm sau tôi nhận được thư anh từ Úc gởi về, anh đã đóng tàu riêng cho gia đình và đã thành công. Cuối 1979, vì quốc tế lên án cộng sản Việt Nam dìm người VN xuống biển, chương trình ra di bán chính thức phải chấm dứt, Thế là công an Vũng Tàu tha hồ mà tổ chức đi chui.

Họ quỷ quyệt tổ chức ngay một chuyến vượt biên vô cùng khéo léo và ngoạn mục làm “cò mồi” để dụ dỗ dân miền Nam giao trứng cho ác. May mắn làm sao cho đứa cháu gái gọi tôi bằng chú ruột lại đi đúng chuyến này để bây giờ cháu đang là chủ tiệm Pharmacy tại thủ đô Ánh Sáng Paris. Tên cháu là Việt Hương học sinh Châu Văn Tiếp đấy. Có lẽ cùng lớp với linh mục Lê Anh Vững đang phục vụ tại Mỹ và với em Họat hiện đang bán phở Đa Kao ở Westminster. Vì thương ông anh ruột đời lính nay đây mai đó, tôi đem cháu ra Bà Rịa. Khi cộng sản chiếm Sài Gòn thì cháu đang là sinh viên Đại Học Dược khoa. Trong thời gian bố còn tù cải tạo tại Yên Bái, Việt Hương được một sinh viên dược khoa gốc Hoa yêu thương và đề nghị cùng đi vượt bịên dù giá vé chui thật là cao, mười hai cây vàng một đầu người. Khi ra đi cháu sang mượn chú chiếc túi du lịch vì công an Vũng Tàu bắt buộc khách hàng của chúng phải giả dạng khách du lịch tại Bãi Sau. Ở khu vực có nhà hàng Hồng Phương sát bờ biển, Thế rồi trong khi rất đông người đang bơi lội hoặc nằm phơi mình trên cát thì công an tức tốc đến bao vây Bãi Sau với đấy đủ vũ khí ra vẻ rất dữ dẳn. Bọn chúng thổi còi inh ỏi gọi mọi người đến tập họp trên bãi cát. Chúng kiểm tra từng người, bắt xúât trình thẻ chứng minh nhân dân. Đến lượt Việt Hương đưa thẻ, công an nhìn thẻ rồi reo lớn như tóm được tên ăn trộm: “A, cô này có tên trong danh sách âm mưu vượt biên, đứng sang bên này!” Người kế tiếp đưa giấy tờ công an cũng dõng dạc la lớn:” Anh này không có tên trong danh sách âm mưu vượt biên, đứng sang bên kia”. Cứ thế mà chúng phân chia các nạn nhân thành hai lọai: có tội và không có tội. Bên có tội, tức khách hàng của chúng lên đến hơn 200 người. Bên không có tội, tức khách du lịch thực sự chỉ có hơn chục người. Làm ra vẻ quang minh chính đại, chí công vô tư kiểu già Hồ, tên công an quay sang phía Việt Hương nạt lớn:- Bên này công an sẽ điều tra thẩm vấn để vào tù”. Rồi ra tay chỉ phía bên kia tuyên bố:- Các bạn ra về an tòan. Nhớ phải rời chỗ này ngay lập tức, nếu cón luẩn quẩn nơi đây sẽ bị bắt lại”. Thế là du khách thực sự là du khách vội vã như chạy trốn để rồi sẽ mãi mãi ca tụng cái chí công vô tư của công an Vũng Tàu. Trong khi VIệt Hương còn đang run sợ tưởng bị sụp bẫy đi đoong một đời thì tên công an chỉ chờ nhóm vô tội khuất dạng là tự bỏ cái mặt nạ xuống. Hắn mỉm cười ôn tồn nhỏ nhẹ: “Bà con yên tâm rồi nhé, mặc quần áo vào đi, tàu sẽ đến đây ngay bây giờ đón bà con ra đi sau khi bà con đóng đầy đủ nghĩa vụ.” Chồng tương lai của Việt Hương đếm đủ 24 cây vàng đưa cho công an rồi ra đi đến bến bờ tự do thật an tòan cùng với khỏang 200 người khác.

Nhưng nếu cháu gặp hên chỉ vì gặp đúng chuyến nhử mồi thì Định Mệnh lại đẩy chú vào cái bẫy sập thật sự. Tin tưởng công an đã đưa cháu tôi đi một cách ngoạn mục như thế, tôi mạnh dạn đăng ký 6 vé, mỗi vé chỉ 3 cây vàng. Khi đúng giớ tới điểm hẹn tại chợ Vũng Tàu thì trời đã tối mù. Người đón chúng tôi không dẫn chúng tôi ra Bãi Sau mà lại đưa chúng tôi luồn lách chui rúc qua những vườn cây um tùm đến nỗi người đi sau phải túm áo người đi trước sợ đi lạc. Tiếng chó sủa đằng trước, đằng sau làm mọi người lo sợ hồi hộp. Bọn bộ đội và bọn công an tranh nhau tổ chức vượt biên nên họ thường rình rập để phá hoại lẫn nhau. Người vượt biên bỗng trở thành nạn nhân của sự rình rập phá hoại ấy. Ra khỏi những khu vườn râm ran tíếng chó sủa, chúng tôi phải vượt qua những đồi cát trơ trụi không một cành cây ngọn cỏ. Cho tới khi đến chân một ngọn đồi có cỏ và cây thếp lè tè, mọi người được lệnh trèo lên sườn đồi ngồi quay mặt ra biển cách đó khỏang 200 thước. Hai tên công an xuất hiện, một tên cầm khẩu AK, một tên súng lục và lựu đạn. Chúng bắt buộc nhóm nào ngồi theo nhóm đó và loan báo: - “ Bà con lưu ý, chuyến tàu đưa bà con ra đi đang đậu ở mé nước chỗ bờ biển kia kìa!”. Hắn chỉ tay về bờ biển có ánh đèn lập lòe sang đang dềnh lên rồi sụp xuống theo những con song vỗ xô bờ phòm phọp. Hắn nói tiếp:” Bà con lấy số “kẹo” ra đếm cho đủ đấy nhé! Nhớ rằng phải toàn là thứ kẹo thật. Nếu có lẫn lộn thứ kẹo giả thì bà con đừng có trách công an chúng tôi” Nói rồi họ lủi mất hút vào bong tối. Nửa giờ sau họ trở lại nhưng không phải hai người mà là một nhóm trên mười người. Mỗi người một đèn pin và một khẩu súng. Họ chia nhau đồng lọat tới các nhóm. Vì họ đã dặn bảo các nhóm trưởng mỗi nhóm đều phải may một túi vải nhỏ để đựng số vàng cùa nhóm mình nên lúc này họ chỉ cần bảo nhóm trưởng đưa túi vải cho họ là xong. Họ biết chắc người vượt biên đâu dám giỡn mặt với công an bằng cách đưa thiếu hoặc đưa đồ giả. Mỗi túi đựng vào đều có đánh số của nhóm. Họ đem tất cả các túi vàng về một địa điểm nào gần đó. Họ đếm xem có đầy đủ, rồi thử xem vàng thật hay giả. Đúng 12 giờ đêm thì chỉ có 1 tên công an quay trở lại. Mọi người nôn nóng, tưởng chúng đến để cho biết giờ xuống tàu ra đi. Nhưng rồi mọi người té ngửa, tức đến hộc máu ra khi hắn tỉnh bơ và trơ trẽn khơi khơi nói rằng: "– Có sự cố kỹ thuật." Con tàu bị gãy Bec dầu Soupape, cần chờ đợi vài ngày để mua bộ phận thay thế. Bà con cứ ngủ tại đây một giấc đi. Ba giờ sang chúng tôi sẽ đưa bà con về bến xe. Cần tuyệt đối giữ im lặng. Nếu bà con xôn xao để bọn bộ đội nó bắt được thì rang mà chịu đấy!” Thế là cả lũ gần 200 nạn nhân bị sụp bẫy. Đã trắng tay mà còn bị chúng bắt nhốt để làm tiền them nữa. Không ai dại gì kêu than một tiếng mà chỉ mong sao cho chóng sang để trốn chạy về Sàigòn. Thằng khùng cũng chẳng dám đến gõ cửa công an để đòi tiền vượt biên. Thật là:

Bắc thang lên hỏi ông trời
Vàng công an lấy có đòi được chăng?

Chuyến vượt biên kế tiếp mà tôi biết đó là chuyến đi của anh bạn tù cải tạo với tôi hồi cùng bị tù ở Trảng Lớn Tây Ninh trong khu vực núi Bà Đen. Tên anh là Paul Lành. Anh là kỹ sư về nguyên tử tốt nghiệp tại Pháp. Anh bị tù cải tạo vì anh đã điều hành lò nguyên tử Đà Lạt, sau cũng vì có kiến thức chuyên môn quý hiếm mà anh được phóng thích. Vì quyết không phục vụ cái chế độ vô nhân nên anh dẫn vợ cà 4 con nhỏ ra đi.

Trong đêm tối, khi con tàu đã ra đến gần cửa biển thì bọn công an Vũng Tàu đuổi theo bắn một lọat AK. Định Mệnh xui khiến thế nào mà một viên đạn lại trúng vào giữa trán vợ anh. Công an bắt con tàu dừng lại, cấp tốc lôi xác vợ anh lên vùi xuông bên bờ. Còn anh thì vào tù. Bốn đứa con anh không có ai nuôi nên ba tháng sau anh được tha về để gà trống nuôi con. Tôi đến thăm anh, một tên mất vợ, một thằng mất con biết nói năng gì ngòai nỗi xót xa và những giọt lệ. Tôi có bà chị họ năm 2009 này đã ngoài 90. Tôi quen gọi là chị cả Nga. Chị có cả một đàn con. Vào khỏang 1985 hay 1986 gì đó, chị cho đứa con trai tên Nguyễn Văn Thịnh dẫn vợ và 5 con nhỏ ra đi. Sau một tuần lễ không tin tức gì bỗng có một dì Phước tới báo tin dì đã chon xác Nguyễn Văn Thịnh ở bờ biển Long Hải Bà Rịa. Bà chị tôi tá hỏa tam tinh tất tưởi chạy ra Long Hải nhận xác con. Dì Phước kể rằng : - Khi Việt cộng đã chiếm trọn miền Nam, chúng xua đuổi các dì đi hết để chiếm cứ nhà Dòng nơi các dì mở trường dạy trẻ. Dì phải về tá túc nhà người thân ở Long Hải. Nhưng lấy gì mà sinh sống được đây? Ngay đến làm nghề lượm rác dì cũng muốn làm, nhưng chẳng lẽ lại đi giành giật với mấy em nhỏ nghèo đói. Nên mỗi buổi sang dì đành một tay xách bao bố một tay cầm chuỗi hạt, dì cứ đi lại suốt ngày bên mé nước bờ biển Long Hải. Khi thấy vật gì có thể lượm được thì bỏ vào bao bố. Có ngày hên thì được vài vỏ lon bia, có ngày một vỏ chai nước ngọt. Cũng có ngày chẳng được cái gì. Nhưng rồi ngày nào dì cũng cứ đi, cứ đi để đọc kinh cầu nguyện. Một buổi sang sớm dì đang đi thì thấy xa xa có vật gì trồi lên trên cát sát bờ nước. Dì đóan thầm chắc đó là phần đuôi cái chai, nhưng khi đến thật gần dì giật mình lùi lại hốt hỏang: “ Ồ, chẳng lẽ đây lại là cái gót của một bàn chân người”. Dì định bỏ chạy vì nhìn ra biển cả, nhìn vào đất liền không thấy một bóng người. Trong cảnh cô liêu có bóng tử thần trước mặt, cơn sợ hãi ùa tới, biết cầu cứu ai đây! Bỗng dì nắm chặt cỗ tràng hạt như một thứ võ khí để tự vệ và thất như có một sức mạnh gì cầm chân dì lại: Lòng Nhân Đạo, Tình Người! Dì mạnh dạn tiến tới, ngó gần cho kỹ rồi can đảm nắm chặt lấy bàn chân ấy từ từ kéo lên. Kéo lên nữa, càng lúc càng cố gắng kéo lên nữa cho đến khi cả thi hài nạn nhân được thấy rõ là một thanh niên mặc quần jeans, trong túi áo sơ mi trên ngực có một bao ny lon bọc kín giấy tờ tùy thân. Dì cố bứt xé bao ny lon, thẻ chứng minh nhân dân cho dì biết tên và địa chỉ người xấu số. Nhìn trước nhìn sau dì không tìm ra một bóng người có thể trợ giúp mình một tay, dì đành cứ một mình hai tay nắm chặt hai cổ chân người chết mà kéo đi y hệt một phu kéo xe tay thời Pháp thuộc. Dì nghĩ cần phải đưa thi hài ra mé nước và lên cao, nếu không khi thủy triều lên là mất xác. Dì cứ cố gắng kéo tiếp, kéo tiếp cho đến khi đã xa mé nước chừng hơn hai chục thước và đã ở vị thế tạm gọi là khá cao , dì ngồi bệt xuống mặt cát để lấy sức. Rồi tìm quanh mà không kiếm được vật gì đề đào để xúc cát. Hai tay rồi hai chân dì cứ xẻ lượt nhau mà cào, mà bới mà móc, mà đạp tung cát lên, tạo một chỗ lũng xuống để có thể vùi xác kẻ xấu số. Dì không quên chạy đi bẻ một cành cây cằm xuống đất để đánh dấu ngôi mộ. Vội vã về nơi tạm trú, dì đi vay tiền người quen, mua vé xe đò về Sàigòn, tới Gò Vấp đưa tin cho chị tôi. Cháu Nguyễn Văn Thịnh ơi, viết đến đây, cậu phải bỏ bút xuống để lau những giọt nước mắt khóc thương cháu đấy.

Chuyện vượt biên dài dòng đau thương kể ra bao giờ cho hết, đành xin trở lại chuyện Định Mệnh của cá nhân tôi trên đất Bà Rịa. Cái gọi là số phận hay số kiếp của tôi trước 1961 còn là thiên cơ bất khả lậu thì kể từ đầu tháng 9/1961 nó dần dần trở thành khả lậu. Bộ giáo dục bổ dụng tôi làm Giáo sư đệ nhị cấp trường Châu Văn Tiếp Bà Rịa. Qua bốn niên học tới tháng 5/1965, tôi về Sàigòn dạy trường Petrus Ký. Rồi nhập ngũ. Cái đêm cuối cùng tôi được ở nhà với vợ con để sang hôm sau đi trình diện vào quân trường võ bị Thủ Đức, tôi thức rất khuya. Đến 2 giờ sang, chắc quá mệt mỏi, tôi thiếp đi một giấc rồi giật mình tỉnh dậy thất bà xã ôm vai tôi khóc thút thít: “Sao anh không chịu nghe em, mình bỏ ra nửa triệu là xong. Ngày mai anh đi, mũi tên hòn đạn ai mà biết trước. Rồi mẹ con em sẽ ra sao”. Thực ra, tôi phải dấu vợ tôi không cho bà biết rằng tôi chỉ cần nói một lời, với một người thì tên tôi sẽ được rút ngay ra khỏi danh sách động viên nhập ngũ hoặc nếu đã nhập ngũ rồi thì sẽ có tên trong danh sách giải ngũ. Người đó là đại tá Bùi Thanh Quí giữ chức chỉ huy trưởng trung tâm 3 quản trị trung ương ở đường Tô Hiến Thành Sài gòn. Anh Quí đã dặn tôi khi cần thì cho anh biết. Anh là bạn học với tôi, niên học 1952-1953. Anh và tôi đều bị gọi động viên, quân đội Pháp khám sức khỏe cả 2 chúng tôi ở Quần Ngựa Hà Nội và đều được phê APTE nghĩa là đủ sức chiến đấu. Anh liền đi học khóa 3 Thủ Đức. Tôi thì mong làm sao cho xong tú tài đã, nên làm đơn xin SURSIS nghĩa là hoã n dịch với lý do thật chính đáng là bố tôi bị trúng đạn chết trong trận Pháp nhảy dù tại núi Bô tỉnh Hà Nam vào tháng 12/1948. Anh lên đại tá thì tôi là giáo sư. Vì anh chuẩn bị lên cấp tướng nên cố đi thi để có tú tài tòan phần cho xứng với cấp bậc. Gặp nhau ở trường thi, tôi là giám khảo nhưng anh đâu cần tôi giúp và có giúp cũng không phải chuyện dễ. Thực ra tôi chỉ có thể giúp anh khi anh vào thi vấn đáp mà thôi. Bởi thế, vì tự trọng, tôi không muốn nhờ anh. Vả lại, trong thâm tâm, tôi không cần nhờ anh, vì tôi tự tin sẽ có một chỗ đứng dù là trong quân đội . Nên tôi cứ nhơn nhơn nhập ngũ. Tôi thấy tôi cũng là sĩ quan lon lá như ai. Đánh cộng sản ư? Thì đánh bỏ mẹ nó đi chứ! Ngần gì tụi nó. Nhưng vì có cả một bó bằng cấp tốt nghiệp từ 3 trường đại học khiến cho các quân trường tranh nhau giành giật. Sơn Tinh võ bị Đà Lạt nhanh chân lẹ tay vừa mới sớt tôi đi ngày hôm trước thì Thủy Tinh Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu chỉ chậm chân có một ngày, phải tìm phương kế cướp tôi lại. Tôi dạy triết và Anh văn ở Võ bị Đà Lạt chưa hết niên khóa thì tổng trưởng quốc phòng Nguyễn Hữu Có là một cựu Thiếu Sinh Quân, đánh công điện ép chỉ huy trưởng Võ Bị Đà Lạt là Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận phải tạm nhượng lại “ngừơi đẹp”. Tôi biết chắc chắn những dòng tôi viết trên đây, tôi đã để mất rất nhiều cảm tình của người đọc đối với tôi vì rõ rang ví von để lộ “cái tôi khả ố” của mình. Biết vậy mà tôi cứ viết vậy là mong con cháy tôi sau này, nếu có đọc được điều tôi viết, chúng sẽ rút ra bài học: ở bất cứ thời nào, sự ham học để trau dồi kiến thức về mọi mặt, để trở thành đa năng, thì xã hội lúc nào cũng cần mình tức lúc nào mình củng có một địa vị chẳng cần cầu cạnh ai. Đưa Sơn Tinh Thủy Tinh ra để đánh bóng mình ư? Không đâu! Quả thật là như vậy đó. Ngày đầu tiên nhập ngũ tại trường Thủ Đức, là ngày đi lãnh quân trang quân dụng và ổn định giường ngủ. Chính ngày đó, trước khi đi ngủ mọi người phải tập họp đầy đủ tại phía ngòai cửa chính của trung đội mình để điểm danh và nghe phổ biến chương trình luyện tập ngày hôm sau. Cán bộ trung đội trưởng là thiếu úy Bạch, trước sự hiện diện của cán bộ đại đội trưởng là trung úy Hiển, sau khi loan báo chương trình luyện tập ngày mai là ngày đầu tiên ra bãi tập phải đem đầy đủ quân dụng và súng cá nhân, ông làm tôi giật nảy mình khi ông gọi lớn tiếng: “- Sinh viên Phạm Văn Ngôn!”

Tôi cũng lớn tiếng đáp ngay: “- Có mặt!”

Thiếu úy Bạch nghiêm nghị ra lệnh: “ – Ngày mai anh không ra bãi tập mà anh phải lên trình diện Thiếu Tá Liên Đòan Trưởng. Anh nhớ phải mang theo bằng cấp nếu có.” Thế là cả trung đội khỏang 45, 56 người cùng “ờ” lên một tiếng. Rồi ngay ở hàng bên cạnh tôi có một sinh viên cỡ học trò tôi thì thào với anh đứng đàng trước: “– Mày ơi, bằng tú tài giả đó mày!”. Tôi bấm bụng để khỏi bật cười và càng làm bộ lộ vẻ lo lắng. Sáng hôm sau cả trung đội ra bãi tập, mình tôi thong dong ở trung đội rồi lên văn phòng liên đoàn trưởng. Vừa bước qua cửa tôi chưa kịp chào thì một đại úy vội đứng lên giơ tay bắt tay tôi và mời ngồi bộ salông. Ông khiêm tốn nói: “- Thưa giáo sư, tôi là người đại diện bộ Tổng Tham Mưu về đây để giáo sư cho biết là có chấp nhận về dạy tại trường Võ Bị Đà Lạt không?” Tôi cũng khiêm tốn thưa: “– Thưa đại úy, được quân đội chiếu cố đến như vậy thì còn vinh dự nào bằng! Tôi xin chấp nhận” Tôi hôm ấy, trung đội tôi lại tập họp trước khi vào giường ngủ để nghe cán bộ phổ biến chương trình tập ngày hôm sau, thì cũng chẳng ai ngờ, tôi giật mình đánh thót khi nghe gọi tên: “ – Sinh viên Phạm Văn Ngôn”. Tôi thưa: “– Có mặt”. Tôi không hiểu sao mà thíêu úy Bạch lại có thể nghiêm nghị không để lộ ra một chút gì tức cười khi ông nói lại đúng cái câu tối hôm qua ông đã nói: “– Ngày mai anh không ra bãi tập mà anh phải lên trình diện Thiếu Tá Liên Đòan Trưởng. Anh nhớ phải mang theo bằng cấp nếu có.” Thế là cả trung đội quay lại đàng sau nhìn tôi vì tôi đứng phía dưới chót tiểu đội I. Họ tỏ ý thương hại tôi, tưởng là tôi bị đuổi khỏi quân trường. Hôm sau, tôi lại thong dong ở nhà và khi lên văn phòng Liên Đòan thì đã có một thiếu tá ngồi chờ tôi. Ông đứng lên bắt tay, mời ngồi và nói nhỏ nhẹ: “- Thưa giáo sư, tôi được trung tướng Là, cục trưởng cục quân Huấn Bộ Tổng Tham Mưu phái về đây để hỏi ý kiến giáo sư có chấp nhận về dạy học tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu không?”. Chính lúc đó tôi vẫn chưa biết tướng Là là một cựu Thiếu Sinh Quân giống như tướng Có. Tôi khiêm tốn thưa: “- Thưa Thiếu Tá, tôi mà được Trung Tướng cục trưởng chiếu cố đến như vậy thì còn vinh dự nào bằng. Tôi xin vâng lệnh!”. Đó, câu chuyên Sơn Tinh Thủy Tinh của tôi là thế, tôi thành thực kể ra để giữ lại một kỷ niệm của đời mình.

Tôi ở trường Thiếu Sinh Quân 3 năm cộng với 4 năm ở Châu Văn Tiếp. Bảy băm ấy là thời gian tạm đủ để trả lời Đất Bà Rịa còn là thứ Đầt gì nữa. Còn 2 câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu tôi:

Đất Bà Rịa là đất của tội ác hay đất của thánh nhân?
Đất Bà Rịa là đất hiếu học hay đất hiếu tình?

2. ĐẤT BÀ RỊA – ĐẤT TỘI ÁC

Một ngày đầu thàng 9/1961, bỏ sẵn trong túi áo tờ Sự Vụ Lệnh bộ giáo dục bổ nhiệm tôi làm giáo sư Anh văn đệ nhị cấp trường Châu Văn Tiếp.Đúng 3 giờ sáng tôi đã có mặt tại bến xe Nguyễn Cư Trinh Sàigòn để đảm bảo có một chỗ ngồi thỏai mái bên tay mặt tài xế. Chiếc xe Peugeot Minh Trung, lọai xe được thiết kế chỉ để chở tối đa 5 người kể cả tài xế thế mà người Việt Nam mình đã tìm cách nhét 10 người, cà đến 12 người, nếu có 2 người tình nguyện ngồi co ro ở thùng sau xe. 3 giờ rưỡi xe khởi hành, tài xế cho biết 5 giờ sáng tới Bà Rịa. Trời còn tối mù. Gió sớm lành lạnh phả vào mặt rồi lùa ra sau ót, tôi cảm thấy chuyến đi này vừa có một chút gì vừa thú vị vừa sờ sợ như đi vào một cuộc mạo hiểm. Mấy ngày trước, tôi đã cố tìm hiểu đất Bà Rịa trên bản đồ nước Việt Nam, khái quát tôi biết rằng Bà Rịa là mảnh đất phía Đông Nam gần phần đuôi bản đồ đất nước hình chữ S. Bắc tiếp giáp tỉnh Biên Hòa và Phan Thíêt, còn Đông và Nam được biển Đông ôm ấp vỗ về. Nhìn vào bản đồ thì thấy đất Bà Rịa giống như bàn tay, với 4 ngón cụp lại, ngón cái giơ ra chỉ xuống đất, cái vị thế diễn tả sự chê bai, ngược hẳn với vị thế tán dương, khen ngợi. Khi ta cụp 4 ngón tay và giơ thẳng ngón cái lên trời, mũi đất thọc ra ngoài biển giống hệt ngón cái đó, cùng với mũi đất Cần Giờ phía xa về bờ nam bên kia tạo thành cái vũng lớn cho tàu thuyền đậu nên mới có tên Vũng Tàu. Đất Vũng Tàu xưa nay vẫn là đất Bà Rịa. Thời chiến vì tầm quan trọng kinh tế và quân sự, nó được gọi là đặc khu. Nay cộng sản cai trị, họ vẫn gọi là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Mãi suy nghĩ miên man về đất Bà Rịa, chiếc xe Minh Trung đã vượt qua dốc 49, qua Phú Mỹ, rồi qua Tùng Lâm tự lúc nào không hay. Bỗng thấy xe từ từ chậm lại….chậm lại…rồi ngừng hẳn. Ngòai trời còn tối mù. Mọi người trong xe đều nhớn nhác nhìn nhau. Những hàng cây bên đường hiện những nét lờ mờ hoặc những khối đen dễ gây cảm giác nghi ngờ, sợ sệt. Tôi quay hỏi tài xế chuyện gì, ông làm thinh tỏ vẻ lung túng và lo lắng chỉ tay về phía trước xe. Cách mũi xe hơn trăm thước tôi thấy ánh lửa bập bùng. Cành cây cao su và rạ khô dưới ruộng 2 bên đường được cắt chất đống lên giữa đường và đang ngùn ngụt cháy. Qua ánh lửa và bụi tro quyện với khói bay mù mịt, lần đầu tiên tôi thấy một lá cờ lạ to hơn cánh tủ phất phơ trên chiếc sào dài đến 3,4 thước cắm ngay lề đường bên đống lửa. Lá cở nửa đỏ, nửa xanh, sao vàng nằm giữa. Tôi chợt nghĩ ra. A! cờ mặt trận côn đồ giải phóng miền Nam, biểu hiện của tội ác! Dăm ba xe khách khác cũng đang xích tới sau xe tôi. Họ chiếu đèn pha chói lọi để xem cho rõ chuyện gì. Khi biết Việt cộng đào đường chắn lối, các đèn xe vội vã tắt ngúm để nhờ bóng đêm che chở. Bác tài đặt ngón trỏ giữa ngang hai môi thì thầm: “Việt cộng, Việt cộng đấy! xin ngồi im trong xe”. Ai nấy đều căm lặng bất động, chờ đợi, nghe ngóng chuyện lành dữ. Bác tài do dự rồi chậm chạp mở cửa bước ra khỏi xe, đi hội ý với nhóm xe tới sau. Có ý kiến quay xe về tạm Long Thành. Có ý kiến đi dò đường vòng, tránh những chướng ngại vật. Tới gần nửa giờ sau, nhóm dò đường trở lại xin hành khách xuống khỏi xe di hàng hai sau xe mình. Xe tôi đi đầu, chúi mũi dời lề đường bò xuống ruộng khô bên tay mặt để đi vòng qua đống lửa và lá cờ. Chân bước trên gốc rạ khô mà tim phập phồng lo sợ. Tôi đã nghĩ đến cách phản ứng thế nào nếu xe có súng nổ. Việt cộng chẳng những đốt lửa, cắm cờ, đào đường, đắp mô , chúng còn gài lựu đạn, chôn mìn, để quân đội ta muốn gỡ mìn, san đất, bình thường hòa sự lưu thông cũng phải mất cả nửa ngày. Dã man hơn thế nữa, chúng còn đem trưng bày xác những nạn nhân bị chúng ám sát đêm qua mà hầu hết là các viên chức chính quyền cấp xã ấp. Chân đạp gốc rạ khô, tai lắng nghe động tĩnh, mắt cố quan sát có còn gì bên đống lửa, tôi giật mình rợn người khi nhận ra có 2 tử thi nam giới đặt nằm ngửa dưới chân cây cờ, cổ bị chặt gần lìa than, máu me bê bết, mắt trợn ngược lên uất hận nhìn lá cờ. Cờ đỏ sao vàng lúc ấy đã được Đảng Cộng Sản ngụy trang thành cờ hai màu để đánh lừa nhân dân miền Nam. Đến 1975, khi đã thành công rồi, chúng liền khai tử cờ vàng 2 màu để cờ đỏ sao vàng lại hiện nguyên hình cờ máy thống trị từ Bắc tới Nam. Cái tội ác tôi gặp lần đầu tiên hôm nay không phải là tội ác đầu tiên và duy nhất trện đọan đường Long Thành – Bà Rịa này. Từ ngày ra mắt lá cờ trí trá ngụy trang kia vào năm 1960, Việt cộng đã gieo rắc biết bao tội ác khắp miền Nam. Đọan đường huyết mạch Long Thành – Bà Rịa đã một lần chứng kiến vụ tàn sát tập thể. Việt cộng phục kích sát hại Đòan Thanh Niên Cộng Hòa trên xe đi công tác xã hội. Súng 2 bên đường đã bắn lật nhào chiếc xe chở trên 20 Thánh nữ. trước những thi thể tuổi đời đang mơn mởn được đưa về Ty Y Tế Bệnh Viện Bà Rịa, nhân dân đất Bà Rịa đau buồn uất hận khi trong tay con em họ không có một tấc sắt để tự vệ hay để hại người.

Bà Ngô Đình Nhu tới Bà Rịa tổ chức lễ truy điệu, an ủi gia đình các nạn nhân. Trong buổi lễ truy điệu, Đoàn Thanh Nữ Cộng Hòa có ý cử một Thanh nữ người Đất Đò, chính là người quê của Võ Thị Sáu, lên diễn đàn nói về tội ác dã man đê hèn Việt cộng đã gây ra. Ngay chiều hôm đó cô Thanh Nữ này về Đất Đỏ để ngủ nghỉ tại nhà mình thì có tiếng đập cửa. Đã có cảnh giác nên cô không mở. Bẵng đi một lúc nghe tiếng chân người trở lại và nhận ra giọng nói người thân trong họ hàng: “Mở cửa, mở cửa, tôi nhờ chút việc”. Cô Thanh Nữ yên long nên mở thanh chốt. Tức thì cánh cửa mở bật ra, có người chụp lấy 2 tay cô trói nghiến lại. Cô chỉ vừa kịp la : “Cứu tôi với, cứu tôi với” thì một chiếc khăn đã bịt miệng cô và cột ra sau ót. Trước mũi súng, lưỡi lê và mã tấu, người nhà cô chỉ còn biết há miệng đứng nhìn con em mình bị dẫn đi. Vợ tôi kể rằng cô Thanh Nữ tên là cô Trên. Nhà cô cách nhà cha mẹ vợ tôi vài căn. Khi Việt cộng dẫn cô đi vừa xéo qua trước sân nhà cha mẹ vợ tôi, có lẽ chiếc khăn bịt mịêng tụt ra, cô la thật lớn: “bà con ơi, cứu tôi, cứu tôi!”. Tiếng la tuyệt vọng của người biết mình sắp bị giết vọng xa trong đêm vắng lặng nghe rợn người. Đó chính là hình ảnh và âm thanh của một con heo thấy mũi dao chọc tiết đang kề cổ. Lối xóm nín thở để nghe ngóng, khi tiếng la vừa dứt thì bỗng một tiếng nổ chat chúa rồi tiếng một thân người đổ sập xuống mặt đất. Những tiếng chân chạy huỳnh huỵch của bọn côn đồ vô học nghe xa xa dần. Chỉ còn riêng gia đình bố mẹ vợ tôi mới còn nghe được tiếng rên yếu ớt từng hơi nhè nhẹ phì phì…ứ …ứ…Phải chăng đó là tiếng nấc nghẹn ngào nói lời chia tay giữa một linh hồn và một thân xác? Cho đến mãi sang hôm sau, khi không còn chút bóng tối nào giúp bọn Việt cộng ẩn núp hại người được thì thân nhân cô Trên cùng bà con lối xóm mới dám mở cửa chạy ra, chỉ để ôm lấy xác chết đã cứng lạnh cong queo mà khóc thương cho một kiếp người bị bọn cộng sản giải phóng.

Kể từ 1959, đòan cán binh tập kết ra Bắc hồi 1954 lũ lượt lén lút trở về nhà cha mẹ, nhà vợ, nhà con ở miền Nam, nơi chúng đã chôn dâu vũ khí trước khi tập kết, Cảnh chém giết, ám sát, phá họai hàng ngày xảy ra khiến tình hình an ninh nông thôn vô cùng rối ren, đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm vào thế lúng túng. Nền tảng cơ bản của chính quyền là nông thôn xã ấp. Thế mà hễ cứ có một người được bầu ra, một người được chỉ định hay tự nguyện đảm trách chức trưởng ấp là chỉ vài ngày sau, thậm chí ngay ngày hôm sau đã bị bọn cán binh kia ám sát, chặt đầu, ghim bản án phản quốc lên ngực tử thi rồi đem trưng bày ngòai đường lộ để gây hoang mang, khiếp sợ cho mọi người. Nhưng rồi “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Ông Diệm đưa ra chính sách có thể hóa giải chính sách phá hoại, khủng bố kia. Rồi ông đẩy nó lên hàng quốc sách gọi là “quốc sách ấp chiến lược”: cách ly, ngăn chặn, be bờ, tát cạn nước từng thôn ấp để loại trừ hẳn đàn cá Việt cộng ra khỏi dân chúng để đàn cá này không còn môi trường sống. Đồng thời qui tụ dân vào những ấp an toàn để bảo vệ dân khỏi bị dọa nạt ép buộc và lợi dụng. Năm 1962, 1963, là 2 năm Quốc Sách “ Ấp Chiến Lược” được thực hiện một cách tích cực và rất hiệu quả. Đến lượt chính bọn Việt cộng bị đẩy vào vòng lúng túng rồi vào ngõ bí cơ hồ sắp bị tiêu diệt. Để hỗ trợ thực hiện quốc sách, ông Diệm đã nghĩ cách đoàn ngũ hóa công chức và thành lập những đòan “Thanh Niên Thanh Nữ Cộng Hòa”. Tại trường Châu Văn Tiếp, mỗi khi đi công tác cộng đồng, các nữ giáo sư đều mặc đồng phục màu xanh lam, đội mũ tai bèo để cùng các nam giáo sư di giúp dân xây dựng ấp.8giờ sáng ngày Chủ Nhật hôm ấy, chúng tôi tập trung tại trường, chờ xe tiểu khu chở đi công tác tại xã Tam Phước cùng với Đòan Thanh Niên Cộng Hòa tại tòa hành chánh tỉnh. Khi xe chạy qua Long Điền, tôi chợt nhớ ra có một buổi sáng, trước giờ vào học, tôi đứng ở cửa phòng họp giáo sư nhìn qua sân cờ ra tận cổng trường. Lòng đang thấy vui vui, nhìn nam nữ học sinh lũ lượt kéo vào trường thì bỗng nghe tiếng chào : “ Chào thầy ạ?” Bây giờ tôi không nhớ rõ tên em, có lẽ em tên Hóa. Tôi hỏi em: “ Nhà em ở đâu mà đến trường sớm vậy?” “ Thưa thầy, em ở Tam Phước”. Tôi hỏi : “ Tam Phước là ở đâu nhỉ?” “ Dạ, Tam Phước là phải đi qua Long Điền mới tới Tam Phước”. Rồi không kịp để tôi hỏi thêm, em kể luôn một hồi : “ Nhà em ở xa, mỗi sáng đi học phải dậy thật sớm, phải đi qua chợ Long Điền. Thầy ơi, em thấy cảnh ghê sợ quá. Em gặp mấy ông ấy…Thày ơi, lưng quần đeo lựu đạn, một tay mã tấu, một tay túm tóc một thủ cấp. Thày ơi , các ông ấy cứ tự nhiên đi ngờ ngờ, đi khơi khơi ngòai phố chợ Long Điền đấy!”. Tôi vừa mới nhớ được đến đây thì chiếc xe GMC tiểu khu thắng gấp ngừng lại, đưa tôi ra khỏi cơn ác mộng về cái thủ cấp khơi khơi…ngờ ngờ…Đến Tam Phước, xuống xe, chúng tôi được chia làm 2 nhóm. Đa số giáo sư Châu Văn Tiếp đi theo nhóm 1 đến khu vực xây cất Ấp chiến lược, đã dựng xong hàng rào quanh hào lũy, đã có những nền nhà chờ dựng cột lợp mái. Lót tót thế nào mà tôi bị kéo vào nhóm 2, phải đi sâu vào miệt vườn để rỡ những căn nhà xa xôi hẻo lánh về dựng lại trong vòng đai Ấp chiến lược. Những căn nhà hẻo lánh này chính là sào huyệt lý tưởng cho lũ chuột cộng sản lén lút ẩn trốn để chờ bóng đêm xuống là chui ra phá hoại. Đi được ước chừng một trăm thước thì ngay chỗ quẹo vào hàng xóm, tôi gặp một tử thi. Hàng đàn ruồi nhặng như một tổ ong cứ bay lên bay xuống tranh nhau bu bám để nhắm nháp máu thịt bê bết quanh cái cổ đã bị cắt lìa hẳn cái thân. Hồi ấy, nhằm khuyến khích thanh niên ra làm trưởng ấp thì được miễn quân dịch. Vì thế, ai cũng đóan được tử thi này là một trưởng ấp vừa bị áp sát đêm qua. Cho đến 9giờ sáng rồi mà tử thi vẫn nằm đây. Không ai dám đến bên sợ có gài chất nổ, cũng không ai dám vì tình nhân đạo kiếm vật gì che mặt tử thi, sợ Việt cộng nhỉn thấy sẽ bị thanh tóan luôn. Chính quyền múôn đem thi thể ra khỏi hiện trường để tránh tác dụng xấu về mặt tâm lý quần chúng, cũng cần có thời giant hi hành biện pháp an tòan và thủ tục pháp lý. Bởi vậy, chúng tôi không đươc dừng chân mà cứ đi sâu vào miệt vườn tới trứơc căn nhà tranh có 2 vợ chồng trạc 50-60 tuổi đứng đợi, nét mặt lạnh như đồng. Trưởng nhóm tôi lên tiếng : “ – Chào ông bà, chúng tôi đến giúp rỡ căn nhà này”. Chỉ nghe đúng có 3 tiếng cộc lốc : “ Thì làm đi!”. Nhóm tôi liền chia 2, một nửa lên mái nhà rỡ tranh cho tụt xuống dất, một nửa đứng dưới đất đỡ tranh xếp gọn đưa lên xe chở đi. Rỡ xong mái nhà đằng trước thì mặt trời đứng bóng. Chúng tôi nghỉ tay ăn trưa tự túc bằng ổ bánh mì thịt sáng nay mua ở chợ Cũ. Nghỉ ngơi chỉ nửa giờ, chúng tôi lại tiếp tục thao tác rỡ cho xong mái sau, lúc dó nhờ ánh sáng chiếu xúông soi tỏ lòng nhà, đúng hơn, lòng căm hờn, nó như một công sự chiến đấu. Cặp vợ chồng nông dân mặt lạnh lung kia, nếu không phải là Việt cộng chính thức thì cũng là thân nhân của cán binh tập kết. Chiều xuống với những tia nắng xuyên khoai, mệt mỏi trên những chiếc xe nhà binh lúc lắc, gầm gừ, vội vã đưa chúng tôi trở về. Lòng tôi chùng xuống với những mường tượng xót xa. Không biết đêm nay, tại đây hay những nơi hẻo lánh của chính đất Bà Rịa này, bọn cộng sản sẽ còn đem theo bao nhiêu tội ác chùm chụp lên đầu dân lành!

Một buổi sáng như mọi buổi sáng, quần áo chỉnh tề, sau khi ghé vào tiệm phở Thiện Lợi ăn sáng, tôi thong dong chậm bước đến trường. Chưa tới cổng trường đối diện hội trường tỉnh, tôi đã thấy hình như có cuộc hội họp, thuyết trình hay học tập gì đây mà cửa hội trường rộng mở, có kẻ ra người vào. Rẽ theo tay phải lối cổng vào, gặp ông tùy phải tôi hỏi :” Bác à, hôm nay bên hội trường tỉnh có gì thế?” “ Trời, thày chưa biết sao? Hội trường đang quàn xác ông trưởng ty công chánh đó!” Giật mình tôi thốt ra những lời kinh ngạc :” Ủa, sao vậy? Thật không? Ông kỹ sư Chẩn còn trẻ, còn khỏe như thế mà chết sao được!” Vội nhìn trước nhìn sau, ông tùy phái hạ thấp giọng :” Việt cộng, Việt cộng giết ông đó!” “ Ở đâu và hồi nào bác?” “ Khỏang 5giờ chiều hôm qua, ông lái xe từ Sàigòn về tời quãng đường giữa Chu Hải và Kim Hải thì súng phục kích bên đường bắn xe ông lật nhào, ông chết liền tại chỗ”. Tôi lặng người đứng khựng lại. Rồi hơi xoay người về phía sau tôi định chạy ngay sang hội trường để ôm lấy quan tài ông. Tôi với ông đã quen nhau và dành nhiều cảm tình cho nhau qua những buổi cùng tỉnh trưởng Lê Quí Đỏ làm công tác cộng đồng và xây dựng Ấp chiến lược, nào là Long Điền, Đất Đỏ, An Nhứt, nào là Long Hải, Bà Trao…Tỉnh trưởng Lê Quí Đỏ với trưởng ty công chánh như là cặp bài trùng, họ khôi hài, tiếu lâm, đôi khi còn đua tranh thách đố nhau. Có 1 lần trong giờ nghỉ ăn trưa trong ngày công tác xây dựng Ấp chiến lược Bà Trao thíêu tá Lê Quí Đỏ ngồi chuyện trò với ông và tôi. Ông Đỏ rút lon bia giơ lên gồi uống, tôi lắc đầu “ Cám ơn thiếu tá, tôi không biết uống bia”. Thế rồi cặp bài trùng này xẻ lượt nhauuống cạn. Ông Đỏ cầm lon bia không chạy đi đặt chiếc lon trên mỏ đá cách xa chỉ 3,4 thước rồi về chỗ cũ ngồi. Ông rút khẩu súng lục và nói : “ Mỗi người được bắn 3 phát. Ai bắn trúng thì được 2 người kia góp mỗi người 5 lon bia nhé”. Tôi mau miệng từ chối: “ Nhà giáo trói gà không chặt, tôi không dám thi đua. Tôi đâu biết bắn súng”. “ Thế thì để tôi với ông này vậy”. Nói rồi tỉnh trưởng nhắm cái lon nổ luôn 3 phát. Cái lon vẫn giữ nguyện vẹn thế. Sau tràng cười dòn như có ý khiêu khích, ông Chẩn lên giọng: “ Thế là chết với tôi phen này rồi.” 3 viên đạn liên tục bay vút đi và biến mất không một tăm tích. Chiếc lon vẫn đứng nguyên, ông Chẩn khoa tay la lớn: “ À há, huề cả làng nhé”. Rồi ông quay sang tôi tiếu lâm rất hóm hỉnh tự nhiên:” Ông này nói là không biết bắn súng, nhưng có thứ súng, ổng bắn giỏi hơn cả 2 chúng tôi đấy.” Thế là cả 3 cùng cười xòa vui vẻ. Càng ái mộ cái tính khôi hài dễ thương của kỹ sư Chuẩn, tôi càng thấy xót thương con người tuổi trẻ đã sớm vị quốc vong thân.

Hồ sơ tội ác Việt cộng cứ tiếp tục mỗi ngày một dày cộm them trên đất Bà Rịa. Bọn cộng sản cay cú về quốc sách Ấp chiến lược cứ mỗi ngày một lọai bỏ họ ra khỏi dân, chúng chỉ còn cách dung nội công để phá họai, dung nội công ngay trong long ấp để phá họai từ bên trong ra đến bên ngòai. Điển hình là vụ nội công Việt cộng ám sát trưởng Chi, cảnh sát trên núi Bà Trao. Vùng núi Bà Trao giống như một hòn đảo lọt thỏm vào khu rừng sác, rừng sác được cả chính quyền quốc gia, cả Việt cộng coi là một đặc khu vì tầm quan trọng chiến lược và chiến thuật của nó. Việt cộng đã sớm thành lập được lực lượng cấp trung đòan gọi là trung đòan 10. Rừng sác là một khu chằn chịt những gốc rễ cành lá bốn mùa xanh tươi của cây đước sống với nước mặn. Rồi những cây mắm, chà là, dừa nước, những mỏ đá, cồn cát, vũng sâu cùng mạch nước mênh mông. Tất cả những thứ đó khiến rừng sác trở thành cứ địa xuất phát những họat động ngăn chặn kiểm sóat tàu bè ra vào cảng Sàigòn. Nó còn là bàn đạp để nhòm ngó tấn công vào thủ đô Sàigòn. Có lần Việt cộng đã đặt hỏa tiễn phóng vào lễ đài diễu hành mừng ngày quốc khánh. Tỉnh trưởng Lê Quí Đỏ quyết tâm xây dựng ấp chiến lược Bà Trao để quy tụ dân bảo đảm an ninh cho họ, không để họ bị hăm dọa và lợi dụng. Anh em giáo sư Châu Văn Tiếp đã có lần cùng đi với tỉnh trưởng sang củng có ấp chiến lược Bà Trao. Chúng tôi dùng ca nô nhỏ để dễ luồn lách theo những ngõ ngách, những dòng lạch bao trùm, những đước là đước. Nước mặn mênh mông bao quanh những vạch rừng, có lúc không còn biết đâu là lối ra lối vào. Địa thế và cảnh vật thật thuận lợi cho Việt cộng ẩn núp. Đổ bộ lên Bà Trao, tôi đã thấy ngay công trình xây cất khá qui mô, một vùng lớn đã được khai hoang, đất đá mới được san bằng. Có những ngôi nhà xây dựng nổi bật trên nền đất màu vàng cam. Trung tâm ấp là trụ sở Chi cảnh sát. Ông trưởng Chi cảnh sát tuy đã quá tuổi trung niên nhưng dáng vóc tầm thước, phong độ vững vàng ra đón chúng tôi. Tranh thủ thời gian mọi người đồng lọat tỏa ra tứ phía, tự động tiếp tục khai hoang ngòai hàng rào ấp. Càng khai hoang rộng được bao nhiêu càng cách ly bọn cán bộ bấy nhiêu. Tôi không nhớ tên ông trưởng Chi này nhưng biết rất rõ gia đình vợ ông, vợ ông tên Phấn, có họ hàng với bà xã tôi. Bà Phấn ở Đất Đỏ trước khi lấy chồng và nhà bà chỉ cách nhà cha mẹ vợ tôi một cái vườn. Bởi vậy, khi vợ tôi chịu phép rửa tội sau 1 tháng chào đời thì bà Phấn được chọn làm vú đỡ đầu. Luật đạo buộc khi chịu phép rửa tội thì đứa bé phải có vú hoặc bõ (tức mẹ hoặc cha) đỡ đầu. Ấp chiến lược Bà Trao được hòan thành tốt đẹp với sự hy sinh lớn lao của trưởng Chi cảnh sát, ông phải lien tục trụ tại Bà Trao, xa vợ x axon để ngày đêm đảm bảo an ninh cho mọi người. Việt cộng căm tức vì không thể nào đột nhập nhà dân thì tìm đâu ra lương thực, chúng phải dùng nội công trừ diệt trưởng Chi. Đến một hôm, sau ngày làm việc mệt mỏi, ông ngả lưng xuống giường thì một tiếng nổ xé tan thân xác ông. Tên nội công đã gài lựu đạn dưới giường ông. Tin dữ đưa về tòa tỉnh, cả tỉnh xót thương người chiến sĩ đã nằm xuống chẳng tòan thây. Vợ chồng tôi xót xa ngậm ngùi hơn hết, nội tìm đến nhà bà Phấn phân ưu. Từ ngày bà và đám con đã mất đi cái trụ cột chính nâng đỡ cả gia đình. Đau thương là thế, nhưng tội ác Việt cộng trên đất Bà Rịa tới đây đã chấm sứt chưa?

Hỏi tức đã trả lời. Việt cộng mà còn thì tội ác vẫn còn mãi mãi xảy ra. Tấm thảm kịch lần này xảy ra chỉ cách tòa tỉnh vài trăm thước, lại them một cán bộ hành chính bị ám sát. Tôi không hề quen biết ông này, và cho tới nay tôi thấy chẳng cần biết tên ông. Mọi khen chê về ông tôi xin để người Bà Rịa đánh giá và thẩm bình. Tôi chỉ biết rõ 3 sự kiện sau đây:

Sự kiện thứ nhất: Đứng ở ngòai đường nhìn vào hoặc đứng ở trường Minh Phụng nhìn sang người ta thấy có căn nhà lớn được chia làm đôi: Nửa bên tay trái là hạt Lâm Vụ và Ty Nông Nghiệp. Nửa bên tay phải tiếp giáp Ty Y Tế và bệnh viện Bà Rịa là nhà ở của trưởng ty hành chính.

Sự kiện thứ hai: Trời đã về chiều được lúc rảnh rỗi, tôi tản bộ theo đường Nguyễn Bá Tòng đến trường Minh Phụng thăm thầy Huy. Thầy Nguyễn Quang Huy thay mặt hiệu trưởng, vừa làm giáo học, vừa làm giám thị điều hành mọi họat động nhà trường. Nghe có tiếng ồn ào phía cổng chính đối diện nhà trưởng ty hành chính tôi chạy ra xem có chuyện gì. Cả một khối người vòng trong vòng ngòai đang bao vây nhà trưởng ty. Tôi hỏi cớ sự thì mấy người đứng xem cho biết: Tòa án đang bắt thủ phạm tới hiện trường diễn lại vụ thảm sát. Tôi hỏi thêm và được biết đây là một vụ án gian dâm. Nói đến gian dâm là tôi nhớ đến kinh thánh thuật lại cảnh người Do Thái bắt được một phụ nữ ngọai tình, họ dồn người phụ nữ vào tường rồi mỗi người tay cầm một hòn đá xử tội tội nhân theo luật Do Thái cho phép. Chúa Jesu xuất hiện, Ngài chặn họ lại và hỏi “ Ai trong các người cho rằng mình không có tội thì ném đa 1trước đi” Đám đông Do Thái ấy biết là Chúa đã nhìn thấy rõ tội lỗi trong long họ nên lần lượt bỏ hòn đá xuống. Tôi nghĩ tôi cũng cần bỏ hòn đa 1xuống và rút lui vào văn phòng trường Minh Phụng.

Sự kiện thứ ba: Vào trong văn phòng, tôi được thầy Huy cho biết thêm 2 điều. Thủ phạm sát nhân và gian dâm với vợ trưởng ty chỉ là một anh tẩm quất. Vợ trưởng ty là một cô gái có nhan sắc nhưng đa tình lẳng lơ, ông thấy tận mắt nhiều lần, khi chồng đi làm vắng nhà, cô vợ này liếc mắt đưa tình bắt bồ với một giáo sư trường Minh Phụng là Vũ Q.V. Cặp tình nhân đã quy định những ám hiệu để hẹn hò gặp gỡ. Mỗi lần muốn hẹn hò ra cầu Cỏ May, ông giáo sư chỉ cần cầm ống sáo ra đứng ngòai hiên trường Minh Phụng, mắt nhìn sang nhà ông trưởng ty, thổi lên mấy nốt nhạc báo hiệu ông xuất hành. Thế là chỉ mấy phút sau đó nàng cũng ra đi. Họ gặp nhau trên cầu Ô Thước đó nhưng chắc chắn họ không khóc như vợ chồng Ngâu. Có thể họ ôm nhau, hôn nhau, trên cầu giữa trời đất thênh thang. Hay họ chui xuống gầm cầu làm những gì ai mà biết được. Nhưng rồi vẫn còn 1 sự kiện xảy ra khiến ai nấy sửng sờ. Đó là sự xuất hiện một nhân vật chẳng có thế gia gì về nhiều phương diện: Một anh tẩm quất. Anh đã len lỏi đi khắp ngõ ngách làng xóm, thôn ấp để tìm đối tượng quất. Và sau khi anh đã quất được cô vợ lãng mạn kia thì anh quất luôn ông trưởng ty hành chính bằng một trái lựu đạn gài dưới cái gối đầu trên giường ông trưởng ty. Mệt mỏi vì phải giải quyết một đống hồ sơ công vụ, tan sở về không thấy vợ đâu, ông ghé lưng đặt đầu xuống gối để nằm nghĩ thì ôi thôi ông chết chẳng tòan thây. Không biết tòa án xét xử thế nào, quy tội làm sao. Dư luận bà con Bà Rịa quyết đóan rằng đây là vụ án chính trị: Việt cộng gài bẫy sát hại tiêu diệt các viên chức quốc gia dựa trên 3 luận cứ:

Thủ phạm là một tên tẩm quất tức là một” tuyển thủ vỏ bọc tối ưu” để Việt cộng dùng làm vỏ bọc cho những công tác dò la, lấy tin, phao tin, gài bẫy, ám sát

Đối với anh tẩm quất thì ông trưởng ty hay giáo sư ai là người anh cần thủ tiêu hơn? Nếu chỉ vì tình, chắc hẳn anh phải thanh tóan ông giáo sư, vì ông này hào hoa, quyến rũ, đang tranh chấp tình yêu với anh. Hai con sư tử đang tranh nhau xé thịt một con mồi, chúng thường cắn đuổi nhau để dành giần. Nếu vì mục tiêu chính trị, anh phải giết ông trưởng ty, và anh đã ra tay bằng trái lựu đạn.

Phương pháp và kế họach ám sát ông trưởng ty hành chính chỉ là một bản sao phương pháp và kế họach ám sát ông trưởng Chi cảnh sát Bà Trao. Với lại nếu là 1 anh tẩm quất bìnnh thường tức tẩm quất thứ thiệt, anh sẽ khó tìm đâu ra một trái lựu đạn và làm sao anh nắm được kỹ thuật chuyên môn cài thuốc nổ. Còn anh tầm quất thứ vỏ bọc, tức là cán binh cộng sản trá hình thì kỹ thuật kia là nghề của chàng và chàng được cung cấp mọi thứ vũ khí bất kể lúc nào.

Đã viết quá dài xin dừng bút. Tội ác cộng sản chùm chụp trên đất Bà Rịa còn nhiều, nhiều lắm và nó còn kéo dài cho đến tận bây giờ. Cộng sản là biểu hiện của tội ác hay tội ác là biểu hiện của cộng sản.Cả 2 cùng đúng, như vậy, cộng sản đồng nghĩa với tội ác.

ĐẤT BÀ RỊA – ĐÁT THÁNH NHÂN

Mọi sự vật thường có 2 mặt đối nghịch nhau, cái áo có mặt phải tức là vcó mặt trái, có phương bắc tức là có phương nam. Thật giả, đúng sai, đẹp xấu, thiện ác đều là 2 mặt đối nghịch cua 3một thực thể. Như vậy đất Bà Rịa có thể không là đất của tội ác, của quỷ dữ mà lại là đất thánh thiện, đất thánh nhân. Muốn khám phá đất thánh nhân ta cần đi ngược dòng lịch sử chung của dân tộc đã làm bối cảnh cho lịch sử riêng cảu đất Bà Rịa.

A. Những sự kiện lịch sử:
1. Cuộc nam chiến của Chúa Nguyễn tới đất Bà Rịa thế kỷ XVI

Vào thế kỷ XVI, Chúa Nguyễn Ánh bắt đầu tuần tự đưa lưu dân người Việt đến đất Bà Rịa để khẩn hang lập ấp, tạo vết dầu loang cho cuộc nam tíến. Thời đó ở đất Bà Rịa đã có sẵn những thổ dân địa phương tuộc bộ tộc người Xtiêng, Chema, Kobo, Mnông. Thời xa xưa thật là xa, Bà Rịa cùng chung một vùng đất rộng lớn thuộc đất nước Chiêm Thành sau bị nước Chân Lạp thôn tín, đời nhà Đường 650 -655, được đặt tên là nước Lịa. Sau này, đọc trại ra là Bà Rịa. Bà Rịa nổi danh về đặc sản gạo ngọt và hoa nam mai, thứ hoa mai có linh khí ngát thơm không trồng được ở nơi nào khác. Cũng trong thế kỷ XVI này, năm 1550, giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz thuộc dòng Đa Minh đã theo tàu bôun Bồ Đào Nha đến Hà Tiên rồi đi ngược mãi lên Bà Rịa để truyền giáo.

Sang thế kỷ XVII, 1698, Chúa Nguyễn ổn định thế hệ chính quyền, thành lập phủ Gia Định, gồm Bà Rịac, Đồng Nai và Sàigòn. Rồi trong cuộc tranh hung giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, danh địa Đất Đỏ, Phước Thọ nổi tiếng là nơi đất lành chim đậu. Người Việt khắp nơi đổ dồn về đó làm săn sinh sống mà đa sô lại là người theo đạo Thiên Chúa.

2. Nguyễn Ánh xưng đế, niên hiệu Gia Long, 1802. Vì nhớ ơn đức Cha Bá Đa Lộc, sau tôn kính là “ Cha Cả”. Lăng Cha Cả - Vua Gia Long làm ngơ để mặc các giáo sĩ truyền đạo. Vua còn muốn, qua sự chỉ dạy của các giáo sĩ có kiến thức uyên bác, dân Việt Nam sẽ học được khoa học kỹ thuật Tây phương. Duy có 1 điều là Gia Long không thể theo đạo vì ông đã minh thị thú nhận “ tôi không thể nào chỉ cưới có 1 vợ”

3. Quốc pháp: Phụ trái tử hòan. Cha có nợ thì con phải trả.

1816, vua Gia Long đã già yếu, triệu tập các đại thần để hội ý tìm người nối ngôi. Các đại thần mà thân thế nổi trội nhất là tả quân Lê Văn Duyệt, đều đồng thanh hỗ trợ Tôn Đản là con trai hòang tử Cảnh, cháu đích tôn vua Gia Long. Nhưng hầu như bị ám ảnh day dứt với món nợ Bá Đa Lộc, Gia Long lấy “ quốc pháp phụ trái tử hòan” ra để quyết định vụ truyền ngôi. Nếu quốc pháp là cha nợ con phải trả thì hòang tử Đảm là con bà thứ phi cũng phải thay cha trả xong món nợ. Còn Tôn Đản, dù là cháu đích tôn, đâu có bổn phận trả nợ cho ông nội Gia Long. Truyền ngôi cho Tôn Đản tức là quỵt nợ sao? Vậy phải truyền ngôi cho hòang tử Đảm để giữ lấy quốc pháp. Ngày 21/1 năm Kỷ Mão, vua Gia Long trao quốc ấn cho hòang tử Đảm và căn dặn :” Đạo Nho, đạo Phật, Đạo Gia Tô, đều tất cả. Việc khủng bố tôn giáo là tạo cơ hội cho biến động và gây thù óan trong dân, thường là sự sụp đổ của ngôi vua.”

4. Minh Mạng: Phụ trái tử bất hòan . Cha nợ con không trả.

Ngày 19 tháng chạp năm Kỷ Mão, Gia Long băng hà sau khi trị vì được 18 năm. Lúc đó số tín hữu công giáo đã lớn lên tới số 316 ngàn người. Hòang tử Đảm lên ngôi niên hiệu Minh Mạng. càng bị ám ảnh bởi món nợ vua cha đổ trên đầu mình thì Đảm càng tìm cách cố quên đi hay đúng hơn là gạt bỏ nó đi. Mà muốn gạt bỏ được thì cần có 1 thái độ dứt khóat, nên ông lần lượt ban hành 4 đạo dụ. cấm đạo từ năm 1825 – 1838. Truy nguyên ra là ông ghét cay ghét đắng Thiên Chúa giáo, cái thứ đạo muốn lấy 10 điều răng ra lên án các tội ác mà ông thì đã phạm những tội ác tày trởi, đạo này đâu có dung tha.

Tội ác thứ 1: Chúng ta đã biết đáng lẽ Tôn Đản lên ngôi nhưng Gia Long đã chọn Minh Mạng. Lên ngôi rồi, Minh Mạng xử Bạch Xuân Nguyên làm bố chánh và Nguyễn Văn Quế là tổng đốc Gia Định. Bạch Xuân Nguyên bắt nhốt Lê Văn Khôi vì cho là Khôi có tội đã làm việc với Lê Văn Duyệt. Khôi vượt ngục, giết Nguyên rồi đánh bại Nguyễn Văn Quế chiếm luôn thành Gia Định. Lê Văn Khôi thu phục được cả 6 tỉnh và tuyên bố trút phế Minh Mạng để Tôn Đản lên ngôi. Rủi thay cho Tôn Đản, chính lúc đó còn đang nằm trong tay Minh Mạng. Để bảo vệ ngai vàng, Minh Mạng ra lệnh bí mật thủ tiêu ngay đứa cháu gọi mình bằng chú.

Tội ác thứ 2: Giết Tôn Đản tức trừ xong hậu họa rồi, Minh Mạng thấy vẫn chưa được hòan tòan an long nếu chưa làm tuyệt tộc hẳn chi nhánh hòang tử Cảnh. Quỹ kế của Minh Mạng là phải cưỡng hiếp chị dâu, tức hiếp vợ hòang tử Cảnh cho tới khi nào mang thai. Lúc đó Minh Mạng sẽ ký bản án tử hình giết cả mẹ lẫn con với tội danh “ không chồng mà chửa”. Minh Mạng chỉ còn cho vợ hòang tử Cảnh cái ân huệ cuối cùng “ tam ban triều điển” nghĩa là được chọn 1 trong 3 cách chết. Hoặc là 3 thước vải để thắt cổ, hoặc là uống chén thuốc độc, hoặc với thanh gươm đâm họng.

Giết vợ con hòang tử Cảnh rồi nhưng Minh Mạng vẫn chưa yên long nếu cứ để cho đạo Thiên Chúa phát triển. Con số hơn 300 ngàn tìn hữu Công Giáo coi Chúa hơn vua sẽ là một mối nguy lớn cho quyền lực và ngôi vị mình nên Minh Mạng ra tay tiêu diệt đến cùng, lần lượt ban hành 4 đạo dụ cấm đạo. 4 đạo dụ này đàn áp bách hại người Công Giáo đến cùng cực. Phải nói là Minh Mạng đã phá tan hoang từ con người đến tài sản và cơ cấu tổ chức đến nỗi các sử gia đã gọi ông là một Neron Việt Nam: về con ngừơi tức là về nhân sự, Minh Mạng truy nã rồi giam nhốt tù đày, rồi cư xử bằng tất cả cực hình để giết sạch cho hết người Công Giáo. Chỉ những ai sống sót được là nhờ lẩn trốn khéo léo và nhờ sự thương tình che chở . Về tài sản, Minh Mạng triệt hạ các cơ sở, các nguyện đường, giáo đường. Ngay đến tài sản của tín đồ cũng bị tịch thu để phân chia cho người khác. Về cơ cấu tổ chức, Minh Mạng truy nã giáo sĩ gắt gao vì coi giáo sĩ là cái gốc, cái rễ của tổ chức, mà trảm thảo thì phải trừ căn”. Chặt cây mà không đào rễ lên thì cây sẽ mọc lại.

Nhưng khôn thay quyền lực vô hạn của các bạo chúa như Tần Thủy Hòang hay Hồ Chí Minh sau này cũng phải có ngày chấm dứt. Minh Mạng chết năm 1890. Hòang tử Miên tức Thiệu Trị lên ngôi phảitiếp tục sự nghiệp và cơ đồ vua cha để lại. Mà sự nghiệp cơ đồ này còn dở dang vì chưa tận diệt được đạo công giáo. Tiếp theo 4 đạo dụ vua cha đã ký, Thiệu Trị thuẫn đà,m thuận tay ký them luôn 2 sắc dụ cấm đạo nữa. Chính nhờ có 2 sắc dụ này mà đạo công giáo có thêm được 3 vị thánh tử đạo đã được tôn vinh lên hàng hiển thánh là linh mục Phero Khanh, bà Anne Lê Thị Thành và ông Mattheu Lê Văn Gẫm, biệt danh lái Gẫm, quê Biên Hòa cóo vợ người Bà Rịa thuộc họ Đạo Thành. Thiệu Trị ngồi lên ngai vỏn vẹn có 6 năm.

5. Nạn nhân của sự dành giựt ngôi vua Hồng Bảo Hồng Nhậm

1847, vua Thiệu Trị băng hà chưa kịp truyền ngôi. Vua có 2 con, Hồng Bảo là cả, Hồng Nhậm là thứ, do sự trí trá và thao túng của quyền thần Trương Đăng Quế, vồn chủ trương lập thứ, đã tự tuện sửa đổi di chiếu, khiến khi đọc xong di chiếu thì Hồng Bảo uất ức, hộc máu ra.

1849, Hồng Nhuận lên ngôi niên hiệu Tự Đức, Hồng Bảo lập mưu tìm kế họach đọat lại ngôi vua bằng nhiều cách. Kế họach mà Hồng Bảo coi là dễ làm và hợp thời nhất là bắt chước Gia Long xin các giáo sĩ và giáo dân công giáo ủng hộ với lời hứa ông sẽ theo đạo và để cho Thiên Chúa giáo trở thành quốc giáo. Hồng Bảo tìm gặp giám mục Pellerin, nhưng HỒng Bảo không nhờ giáo sĩ mà quyết định từ chối với lời lẽ dứt khóat. “ Người Thiên Chúa giáo không chống lại vua, không lật đổ ngôi vua ngay cả trong khi họ bị ngược đãi, khi nào ông làm vua sẽ thấy đều đó”. Tự Đức nắm rõ tình hình vì ông luôn theo dõi , dò xét đường đi nước bước của đối thủ Hồng Bả, nhưng rồi TỰ Đức vẫn chưa yên tâm. Nỗi lo âu mất ngôi vua, mất quyền lực về tay anh cả vẫn còn đó, Đầu óc bấn lọan nghĩ rằng: biết đâu một ngày nào đó giáo dan ngả theo Hồng Bảo, chi bằng trừ hậu họa là chắc ăn hơn.

Bởi thế Tự Đức phóng tay ký 3 sắc dụ cấm đạo liền trong 3 năm. 1859, 1860, 1861

Với các biện pháp quản chế và những hành hình còn chặt chẽ khắt khe và độc ác hơn cả những biện pháp mà cộng sản đã sử dụng đã quản lý vá áp chế nhân dân Việt Nam sau này. Đó là lệnh phân sát để quản lý triệt để và lệnh khắc chữ “ Tả Đạo” trên mặt giáo dân để giáo dân hết bề lẩn trốn.

6. Nạn nhân đặc biệt của cuộc chiến giữa quân Pháp và quân triều đình:

Vết thương còn đang rỉ máu bởi đã là nạn nhân của sự tranh giành quyền lực giữa Hồng Bảo và Hồng Nhậm, của người công giáo chưa lành thì một lần nữa lại trở thành nạn nhân của cuộc chiến giữa triều đình và quân Pháp. Những thế kỷ trước, các nước Châu Âu tự cho mình là văn minh hơn, có binh lực mạnh hơn, thường đi nhòm ngó các nước Á Châu, Phi Châu kém văn minh để thu phục đất đai về mình gọi nó là thuộc địa. Họ lấy danh nghĩa tốt đẹp và khai hóa, bảo hộ, nhưng thực ra họ chỉ là bọn thực dân. Nước Việt Nam dĩ nhiên không thể thóat khỏi những con mắt dóm ngó đó. Nhất là nước Việt Nam lại là mảnh đất trải dài uốn lượn ven biển Đông xinh đẹp hấp dẫn như một thiếu nữ đang độ phô trương tuổi xuân thì. Người Pháp thấy họ có nhiều thuận lợi để chuinh phục được Việt Nam vì đã có mối quan hệ giữa vua Gia Log và nước Pháp qua trung gian giám mục Bá Đa Lộc, vị giám mục đã dẫn hòang tử Cảnh sang Pháp cầu viện. Những giáo sĩ Tây phương sang truyền đạo chính là chiếc cầu nối giữa đông- tây. Chẳng những nó không xấu mà còn là tốt nữa, nếu triều đình biết thức thời sử dụng chiếc cầu thuận lợi này. Nước Nhật không diễm phúc có được cây cầu này như Việt Nam, nhưng họ sớm thức thời đón nhận văn minh Tây phương để trở nên hung cường nhất Á châu. Khởi đầu thực ra nước Pháp có thái độ dửng dưng trước Người Đẹp Việt Nam, nhưng với thời gian họ đem lòng thèm muốn chiếm hữu.

Vào giữa năm 1858, đô đốc Rigault de Genouilly ra lệnh cho 14 chiến thuyền Pháp đổ bộ lên Cửa Hàm với thái độ khiêu khích phô trương lực lượng, Thực ra ông tướng này rành tâm lý lắm. Ông đã nghiên cứu tình hình và biết được rằng đây chính là cơ hội nghìn năm một thuở hay là cơ hội đã chin muồi để ông thành công. Ông biết rất rõ tình hình nội bộ Việt Nam trong giao đọan đó, vì tranh chấp ngôi vua với Hồng Bảo, vì phải bảo vệ ngôi vua cho đến cùng, Tự Đức đã phóng tay tung ra 1 cuộc bách hại đạo công giáo tàn khốc chưa từng có trên thế gian với 3 sắc dụ cấm đạo ác liệt nhất. Biết rõ như vậy nên Genouilly nghĩ rằng số người bị bách hại cùng cực kia sẽ hoan hô khi mình đến giải cứu họ và họ sẽ tiếp tục trợ lực ông, ông sẽ thành công. Nhưng rồi ông chờ đợi hết ngày này sang ngày khác mà không thấy một ông cha, một ông thầy hay một giáo dân nào tìm đến tiếp xúc với ông. Trái lại ông chỉ nghe biết càng ngày càng có nhiều người công giáo gia nhập binh đội triều đình chống Pháp, trong khi ấy triều đình cũng biết rõ ý định của tướng Genouilly. Sợ binh lực hung mạnh của Pháp khi tràn tới sẽ trở tay không kịp nên vội vã tìm bắt và xử tử ngay các giáo sĩ và giáo dân trước khi Pháp rat ay, Điển hình là vụ bắt và xử tử linh mục Lê Văn Lộc, bị trảm quyết ngày 13/2/1859. Sau khi cha Lộc phải giải tán chủng viện Thị Nghè để chạy trốn, tá túc nhà thày giáo Ngôn, thì cha bị một phụ nữ ngọai giáo nhận diện và đi trình báo cho quan quân đến nhà thầy Ngôn vây bắt cha, Cha bị xử trảm quyết tại ngã tư đường Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự, tức góc đường Trường Thi hồi đó.

7. Giáo dân nạn nhân riêng ở đất Bà Rịa : 444 vị thánh

Đầu 1859, một biến cố đau lòng cho binh đội Pháp: có đến hơn 200 lính viễn chinh Pháp buông súng đầu hàng binh đòan vi trùng dịch tả, Biến cố này có hậu quả làm quân Pháp nản lòng và mất luôn khí thế ban đầu dự liệu tiến chiếm kinh đô Huế. Họ bèn nghĩ cách thay đổi chiến lược và đảo ngược hướng tấn công. Cho quân thao chiến một chuyến hải hành đường trường vào tới Vũng Tàu, rồi theo cửa Cần Giờ tiến chiếm Đồn Kỳ Hòa ngày 25/2/1861. Quân triều đính cứ tuần tự rút lui, rồi đành để mất luôn cả Sàigòn Gia Định.

Ngày 14/12/1861,quân Pháp thừa thắng xông lên, vượt song Đồng Nai chiếm cứ Biên Hòa. Vào được Biên Hòa tướng Bonard vô cùng phấn khởi vì đã tịch thu được vô vàn vũ khí quân triều đình hỏang hốt bỏ lại. Nắm chắc thành công, Bonard nhìn về hướng Bà Rịa – Phước Tuy, coi đó là hướng tiến quân giai đọan chót. Biết đựơc ý đồ của Bonard, quân triều đình và chính quyền địa phương cho lệnh đi lấy gai chè nè chất kín xung quanh 4 ngục thất đã giam nhốt người Công Giáo, để ngăn ngừa tù nhân chạy trốn khi hỗn lọan và nhất là để phóng hỏa thủ tiêu gọn gang khi cần thiết.

Theo lệnh triều đình, cả 4 ngục thất này đã được xây cất tháng 8/1861 để giam giữ giáo dân k hông chịu bỏ đạo theo danh sách xếp hạng hẳn hoi, đàn ông, đàn bà, trẻ con. Họ đều bị xếp vào lọai tử tội, nghĩa là có thể bị tử hình bất cứ lúc nào, chỉ khi có ai chịu tuyên bố mình bỏ đạo mới được thả ra. Ta cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa tử tội hình sự thong thường như cướp của, giết người, hiếp dâm với tử tội vì theo đạo công giáo. Đối với tội hình sự thong thường thì dù có chối tội thì vẫn bị xử tội, khi tòa án đã có đủ chứng cứ phạm tội. Còn đối với tội theo đạo công giáo thì tử tội chỉ cần chối tội tức là chỉ cần tuyên bố bỏ đạo là hết tội liền dù trong quá khứ đã có đủ bằng cứ thật sự đã theo đạo tức là phạm tội. Trước mặt quan, người công giáo có quyền tự chọn lấy cái sống hay cái chết chỉ bằng 1 tiếng “ có” hoặc “ không”. Khi quan hỏi “có bỏ đạo không?”. Nếu trả lời là “có” (tức là bỏ đạo), thì thành vô tội và được thả về. Nếu trả lời “ không” ( không chịu bỏ đạo) tức là có tội để rồi phải chịu mọi khổ hình và cái chết. Vì cái giá máu, giá mạng sống phải trả cho lời xác minh là không kia là những vị tuẫn đạo ấy mới được tôn vinh là những vị thánh, thánh đạo. Thiết tưởng, để mọi người hiểu rõ thế nào là một thánh tử đạo công giáo Việt Nam, tôi xin kể sơ luợc truyện “ Chú Thánh Bột Bị Voi Giầy”

Gọi Thánh Bột là Chú vì lúc tử đạo, thánh nhân còn là một thiếu niên, chú Bột đi tu trong nhà thờ công giáo cũng giống như chú tiểu tu trong chùa Phật giáo. Tuổi thiếu niên là tuổi còn phải học tập nên chưa có chức tước gì, dến nỗi bị án tử hình. Nhưng vì những đạo luật cấm đạo quá ư tàn bạo, coi tất cả nam phụ lão ấu người công giáo đều là tử tội, nên chú Bột cũng bị bắt nhốt rồi bị xét xử, ra trước mặt quan, quan hỏi : “ Có chịu bỏ đạo không?” Chú thưa "không”. Thế là quan truyền quân lính đánh đòn, lấy kìm sắt kẹp thịt, đau đớn quá chịu không nổi chú đành để quân lính theo lệnh quan, khiêng chú qua thập thự giá đặt dưới đất, quan coi như vậy là chú đã bằng lòng bỏ đạo và tha cho chú về nhà với mẹ, Trong khi mẹ chú đang đứng bên cửa nghe ngóng tin tức về cái chết của con, thấy con về bà buồn rầu nói:” Gia đình ta không có người hèn nhát bỏ đạo con à”. Lời ấy như gáo nước lạnh tạt vào mặt chú làm chú thức tỉnh sau phút ngủ mê, lời ấy đột nhiên đem lại cho chú một sức mạnh phi thường. Chú chạy ra đường ra đường la thật lớn khắp làng xóm:” Tôi là chú Bột đây, tôi thà chết chứ không chịu bỏ đạo đâu. Xin mọi người đi báo quan đến bắt tôi và hành hình tôi đi”. Cứ thế chú chạy khắp làng tiếp tục la lớn rồi chạy thẳng đến công đường, quan đùng đùng nổi giận truyền đem tới một thớt voi trận, bắt trói chặt 2 tay chú Bột lại, lấy 1 dây chão dày cột chặt vào chân voi để voi kéo lê thân xác chú đi khắp đường làng đau đớn nhưng chú tọai nguyện nên chú càng la to: “ tôi là chú Bột đây, tôi không bỏ đạo đâu, tôi không chối Chúa đâu, tôi thà chết…”Rồi những tiếng kêu la ấy tắt lịm khi những thương tích nặng nề nơi thân xác chú đưa chú vào hôn mê. Quan truyền quản tượng dừng voi lại, khiêng chú bỏ trước đầu voi. Con voi trận đã dày dạn chiến trường, được lệnh, nó lấy vòi cuốn chặt thân xác chú, nâng lên rồi gật đầu lầy đà tung xác chú lên thật cao. Mọi người phải nhắm mắt không dám nhìn thẳng cái phút giây ghê rợn khi nghe tiếng “ bịch như tiếng rơi của một trái mít lớn từ trên cành cao rơi xuống mặt đất. Chưa hết, con voi trận tiến lên một bước, rồi co một chân, dẫm lên thân xác chú Bột. Cực hình này, được gọi là bị “ voi giầy”. Cái chết tự chọn của một thiếu niên cam đảm và anh hung đến như vậy đã cho chúng ta hiểu biết rõ ràng thế nào là một thanh Tử Đạoo Việt Nam. Cái chết của 444 thánh Tử Đạo trị 4 ngục thất Bà Rịa cũng sẽ như vậy đó.

Xin được trở lại cuộc điều quân tiến chiếm Bà Rịa của tứơng Bornard. Ngày 7/1/1862, đề đốc Bornard chỉ huy cuộc hành quân tiến về Bà Rịa, 3 chiên hạm vượt song Dinh tiến vào Phước Lễ. Khi thấy tóan thám sát của đòan quân này đã tiến gần cầu Thủ Lựu và dừng chân tại đó, quan quân triều đình biết không thể cầm cự liền hạ lệnh phóng hỏa cả 4 ngục thất như đã trù liệu. Ngày 7/1/1862, tới lúc thảm họa hạ màn thì đất Bà Rịa đã trở thành đất của 444 thánh nhân. Trong số 444 vị bị thiêu chết có 288 đàn ông và 156 đàn bà và trẻ em. Có một số băng qua cửa chạy thóat với thương tích nặng nề, có một số tung cửa phóng ra nhưng bị những ngọn giáo dài và kiếm nhọn đâm chết, có những thân xác còn quằn quại rên la trên than hồng, hoặc thoi thóp, hấp hối với những vết đâm chém. Đa số thi hài đã cháy thành than,

7/1/1862 được giáo dân Bà Rịa Phước Tuy gọi là “ngày máu lửa”

B. Đệ Bách Chu Niên Ngày Máu Lửa năm 1862-1962.

Đến 1962 thắm thóat đã đúng 100 năm để tưởng nhớ tạ ơn và vinh danh 444 thánh nhân đã đổ máu tươi bón cho đất Bà Rịa nở hoa kết trái, giáo dân và Cha sở Hồ Phước Lành quyết tâm tổ chức lễ Đệ Bách Chu Niên các thánh tử đạo Bà Rịa. Vì là 1 lễ quá lớn, trăm năm mới có 1 lần, nên cần phải được chuẩn bị cả 1 năm trước. Nhưng dã nửa năm qua rồi mà cha Lành vẫn còn lung túng vì Ngài chưa tìm được người nào tiếp tay trợ lực Ngài thì có lẽ các thánh đã dẫn dắt tôi về.

Tháng 9/1961 tôi được bộ giáo dục bổ dụng làm giáo sư dạy trường Châu Văn Tiếp. Ngày đầu tiên trên đất Bà Rịa, sau khi nộp sự vụ lệnh ở Châu Văn Tiếp ra về, tôi tìm đến nhà thờ Bà Rịa, vào thăm cha sở, tôi tự giới thiếu: “ Kính chào cha, con là giáo sư vừa được bổ dụng về đây, con đến thăm cha, trước đây con đã học ở đại chủng viện Hà Nội”. Lộ vẻ vui mừng cha bắt tay tôi :” Ồ, thế thì may quá! Thật là may quá! Thầy phải vào ở đây với tôi, tôi có việc rất cần thày, họ đạo có boệc rất cần thày, thày giúp tôi, giúp họ đạo Bà Rịa tổ chức “ lễ đệ bách chu niên các thánh tử đạo Bà Rịa”. Cha mắc bệnh suyễn nặng mà nó 1 hơi quá dài như vậy làm Ngài như tắt thở. Ngừng nói, 1 tay vuốt ngực, 1 tay nhẹ kéo tôi cùng ngồi xuống ghế với Ngài – rồi Ngài nói tiếp: “ Có 3 việc phải làm mà chưa tìm được ai giúp tôi. Cha giơ 1 ngón tay lên:- thứ nhất là dựng 1 lễ đài ngòai nghĩa địa nơi có mồ thánh. Cha giơ thêm ngón thứ 2: - thứ 2 là tổ chức phòng triễn lãm ở hội trường giáo xứ, rồi cha giơ ngón thứ 3: - thứ 3 là tập cho ca đòan nhà thờ hát những bài hát thánh ca. Qua 1 đêm suy nghĩ, tôi coi đây là 1 cuộc dấn thân phục vụ. Tôi vâng lời cha, lửng thững xach vali vào ở với cha như một kẻ đi tu.

Sau gần 4 tháng tích cực làm việc ngày đêm thì đại lễ đã tới. Lễ đài được nhòm thợ mộc của ông trùm Lê Văn Cân là trùm xứ đạo, thân phụ em Lê Bạch Tuyết, dựng lên cao đến 15 mét, theo đúng hồ sơ tôi đã thiết kế. Đó là tượng vẽ bằng sơn dầu, tượng Đức Mẹ tay trái bế Chúa Hài Đồng, tay phải cầm cành vạn tuế, biểu tượng sự chiến thắng, hơi cúi xuống trao ban cho một thánh nam, Chúa Hải Đồng thì 2 tay bưng 1 triều thiên biểu tượng sự vinh quang trong tư thế hơi sà mình xuống để đội lên đầu 1 thánh nữ đang ngửa mặt, quỳ gối, chắp tay. Tác phẩm này tôi đã thai nghén trong đầu óc qua nhiều đêm rồi mới vẽ ra.

Đến ngày đại lễ theo chương trình và giờ giấc đã quy định, giáo dân và quan khách lũ lượt kéo về khu vực nghĩa trang nơi có mồ thánh. Trăm năm 1 thuở mà! Bầu không khí nô nức như đi trảy hội, con đường từ nhà thờ Bà Rịa chạy ngang qua bệnh viện đếm xóm Cát vào nghĩa trang, dòng người chảy như một dòng sông. Từ xa đã thấy được lễ đài vượt trội với hình Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng trao ban ân thưởng cho các thánh nam nữ. Trước bàn thờ nằm giữa lễ đài tiếp nối với chân tượng Đức Mẹ đã thấy có 4 vị giám mục Việt Nam với lễ phục uy nghiêm, đứng dàn 1 hàng ngang. Đó là các Đức Cha Simon Hòa NGuyễn Văn Hiền, Đức Cha Lê hữu Từ, Đức Cha Hòang Văn Đòan và Đức Cha Phạm Ngọc Chi. Sau các vị là những hàng dài mấy chục linh mục, mầy chục nam nữ tu sĩ, rồi đến các dãy ghế quan khách, có các ông tỉnh trưởng, chánh án, chi khu trưởng, các quân trưởng, trưởng ty, các viên chức, công chức và nhân sĩ. Ca đòan hát lễ đứng bên cánh phải nhà thờ, ở vị thế gần như đối diện với cộng đòan giáo dân đang hướng mặt lên bàn thờ. Phần lớn ca viên là nữ sinh trường Minh Phụng. Nữ sinh ca viên trường Châu Văn Tiếp tuy ít hơn nhưng lại là thành phần cốt cán vì có Nguyễn Thị Tuyết là phong cầm thủ đệm đàn, Nguyễn thị Ngọc Hiệp, Lê Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Thanh Võ, và em Thủy, sau là vợ thày Huy là 4 ca viên tôi còn nhớ được. Thánh lễ khai mạc bằng bài ca hùng tráng tươi vui để ca ngợi các thánh anh hùng. Trong bầu không khí hòan tòan im lặng chờ đợi phút khai mạc, khi tôi vừa giơ tay bắt nhịp thì lời ca nguyện với tiếng đàn, có dàn máy khuếch đại âm thanh vang vọng cả một góc trời vùng quê. Nào có ai ngờ và có thể biết được rằng những tiếng rên la cầu cứu kinh hòang đau thương thốt ra từ ngục thất bùn lửa ở chính chỗ này 100 trước đây, nay đang biến thành những bài ca hoan hô vui mừng cho cả người còn sống và người đã chết, Thánh lễ trang trọng diễn ra gần 2 tiếng đồng hồ qua lời kinh tiếng hát theo động tác tế lễ trên bàn thờ cùng 1 bài thuyết giảng đánh động tâm can mọi người về sự hiến tế mạng sống vì đạo Chúa.

Để bế mạc thánh lễ, ca đòan cất vang bài ca tạ ơn , cả cộng đòan giáo dân cùng hát theo. Lời ca vang dội thôn làng, vui ơi là vui, cảm động thật là cảm động đến phát khóc. Rồi đòan người rời mồ thánh được hướng dẫn về khai mạc phòng triễn lãm trong khuôn viên trường Minh Phụng. Mặt tiền phòng triễn lãm bên trên cửa ra vào đã treo bức tranh ngục thất đang bùng lửa, bề cao 2 thước, bề dài 3 thước. Tôi cũng đã suy nghĩ, bố trí trong óc nhiều đêm để vẽ làm sao cho người ta thấy được trong căn ngục đang ngút lửa phầng phầng, có những cánh tay giơ lên đau đớn kinh hoàng, có những cái miệng mở to, có những cái đầu đã nghẹo cổ, có những cái đầu còn cố nghểnh cao lên trước khi gục xuống, có một bà mẹ bế con hốt hỏang lao mình từ khói lửa chạy ra nhưng bị những ngọn giáo dài và những mũi gươm đâm tới. Tiền cảnh trong tranh là mấy cái nón lính có chóp nhọn nhấp nhô bên góc trái. Cha Lành dẫn đòan quan khách dừng lại. Ngài giơ tay chỉ lên bức tranh và giới thiệu tôi, có những tiếng vỗ tay râm ran. Các giám mục được vinh dự cắt băng khánh thành, quan khách và giáo dân cứ tuần tự vào xem. Phòng triễn lãm đã được phân chia khu vực trưng bày cho các họ đạo: Họ Dinh, họ Thành, họ Thôm, và họ Đất Đỏ. Các họ này tha hồ mà phô bày tất cả những gì họ có và họ muốn trưng bày, từ tài liệu sách vở đến các vật dụng thờ tự, từ các sản phẩm thủ công đến những đặc sản nông nghiệp nơi họ đạo của họ. Phòng triễn lãm vui nhộn hơn cả một hội chợ. Ai nấy nói cười thỏa thuê. Rồi quan khách cứ tự tiện lần lượt ra về, chờ buổi chiều tối đến nhà Cha sở dự tiệc lien hoan. Hôm sau gặp cha Lành, tôi vuốt ngực thở phào, cha cũng vuốt ngực mình mà mỉm cười nhỏ nhẹ: “ Cám ơn ông, cám ơn”. Tôi thưa :” Đại lễ đã tổ chức xong, con xin Cha cho con ra ở nhà thầy giáo Kính, con đã thuê sẵn rồi”.

Cha nhìn tôi rồi nhìn xuống đất một lúc lâu rồi khi ngước lên nhìn tôi ngài nhẹ lắc đầu :” đành vậy thôi”. Ngài lặng lẽ bước vào phòng riêng, có cái gì mang máng như một cuộc chia ly. Cha con tôi đã ở với nhau gần nửa năm trời đấy.

C. Mồ Thánh và Nghĩa Trang Sau Năm 1975

Tháng 3/2009 tôi về thăm Bà Rịa quê vợ, phần đất của 444 thánh nhân, dĩ nhiên tôi không thể không đến mồ thánh. Phải luồn lách qua những tòa nhà đồ sộ, tôi thật sự không còn nhận ra lối ngõ nào để tìm ra mồ thánh bây giờ ở đâu, nếu không có thầy Nguyễn Quang Huy bạn cũ dẫn đường. Bị nhà cửa, cây cối, hàng rào chấn đường bít lối, bỗng tôi chợt đứng trước nguyện đường có ngôi mồ thánh lúc nào không hay. Nghĩa trang đâu còn. Tim tôi rưng rưng uất nghẹn. Ngôi nguyện đường mồ thánh ngày xưa tuy vẫn còn nhỏ bé như bây giờ nhưng nó được thảnh thơi tự do đứng giữa một vùng trời cỏ cây mây gió xanh tươi và giữa cả một đại gia đình gồm những nấm mồ mà thân xác yên ấm trong lòng đất mẹ, khi hồn đã về vui với Chúa trên chốn thiên cung thì nay…thì nay…tôi múôn khóc. Nguyện đường mồ thánh chỉ còn như một đồ chơi trẻ nít đặt gọn trong lòng 1 bàn tay nhỏ, Cả khu đất thánh thênh thang thảnh thơi kia đã bị cắt xén, trệt tiêu tối đa , để chỉ còn là một phần tối thiểu, nguyện đường như bị bắt nhốt, bị bỏ tù trong một không gian nhỏ hẹp đến nghẹt thở, những ngôi mồ yên mả ấm hồi nào đây đã bị đào bới bốc hốt nhét đi đâu cả rồi!. Thì ra là sau khi giải phóng miền nam ở đâu cũng vậy, cộng sản thừa thắng xông lên,đòi giải phóng luôn người chết. Có lênh di dời phần mộ được ban ra để tư bản đỏ có đất làm tiền.

Bây giờ ư? Bây giờ thì thật sự mất cả rồi, mất hết cả rồi. Người sống không còn đất đứng, kẻ chết không còn đất nằm. Đó có phải là tội ác không? Bà Rịa là đất Thánh nhưng 147 năm rồi (1862-2009) mà sao tội ác cộng sản vẫn còn chùm chụp lên mảnh đất yêu thương và đau thương ấy.
Phạm Văn Ngôn

 

slide up button