Nguồn gốc Nam-Á của tiếng Việt:

NHỮNG CÁI BẤT NGỜ LÝ THÚ

trong khi tìm hiểu tiếng Việt và nguồn gốc Nam Á của nó

(Tác giả: nguyễn Hy Vọng)

Có một nhà ngôn ngữ học rất đặc biệt là ông Paul Benedikt.

Ông này, có lần đến Sàigòn chỉ một ngày mà tìm ra bao nhiêu là tiếng Việt dính líu với các tiếng khác ở Đông Nam Á, và ông này đã viết nhiều về những gì mà tiếng Tàu đã vay muợn của các tiếng nói khác ở Đông Nam Á, giải tỏa cái huyền thoại sai lầm là ai cũng muợn tiếng và chữ Tàu mà dùng, trong khi tiếng Tàu chẳng cần mượn tiếng của ai cả.

Những khám phá mới của ông Benedikt đã đảo nguợc vấn đề ai muợn của ai và làm sáng tỏ thêm về sự đóng góp đáng kể cho tiếng Tàu từ những tiếng khác của các dân tộc trong vùng Đông Nam Á [South East Asian linguistic influence upon the Chinese]

Từ 1967, các ông Benedikt và Jerry Norman nghi ngờ về tên của các con vật năm tuổi / tý sửu dần mão v.v là do Tàu muợn của các tiếng nói Đông Nam Á.

Những chữ Tàu ấy rất lâu đời, đuợc viết lên các mảnh xương từ mấy ngàn năm về truớc, khi miền nam sông Dương tử chua phải là nơi sống của nguời Tàu [theo ông Shafer trong sách Ancient China].

Thật ra, từ năm 1935, nhà khảo cổ George Coedes có nhắc đến tên các con vật trong con giáp [chuột, trâu, bò, thỏ, rồng. rắn v.v] sao mà giống nhau quá giữa các tiếng Khmer, Lào, Thái và Muờng, Việt, mặc dầu hồi đó, cách đây 70 năm rồi, ai cũng tin là tiếng Việt là do tiếng Tàu mà ra [Phạm Quỳnh] và rất nhiều ông Hán Việt khác, ngay cả gần đây, ông Nguyễn Phương, Đại Học Huế, còn cho là:

nguời Việt là nguời Tàu qua đất Việt ở mà thành ra nguời Việt [sic] …trời đất !

Suốt 22 năm qua, không những tôi đã cóp nhặt đuợc rất nhiều tài liệu ngôn ngữ so sánh [comparative linguistic, cognates studies] chứng tỏ một cách rõ ràng là các tiếng nói ở Đông Nam Á đều có chia xẻ một nguồn gốc chung, mà có rất nhiều tên hoa, trái, lá, cây và những con thú vật đều đuợc các ngôn ngữ trong vùng đó gọi tên giống nhau và đặc biệt là tên các con vật năm tuổi.

Sau đây là bảng so sánh lý thú mà các bạn đọc chỉ cần nhìn vào thấy ngay sự giống nhau giữa các tiếng nói anh em ở Đông Nam Á, và thấy ngay sự khác biệt với tiếng Tàu.

Các bạn đọc người Thái, Lào hay Khmer, Mường cũng có thể đọc ngay chữ của họ và thấy ngay sự giống nhau quá chừng với tiếng Việt của ta,

Có hàng ngàn bảng so sánh khác trong quyển Từ điển các tiếng đồng nguyên với tiếng Việt ở Đông Nam Á gồm cả thảy 275 ngàn tiếng một lẫn tiếng ghép [compound words] đồng nguyên với nhau [cognatics] làm thí dụ và bằng chứng cho nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt vững chắc như đinh đóng cột, trong khi giả thuyết tiếng Việt từ tiếng Tàu mà ra đã bị ê-kíp ngôn ngữ học của Encyclopedia Britanica bác bỏ [xem đoạn trích dẫn sau đây].

Tiếng Việt do đâu mà ra, ở đâu mà có và lúc ban đầu nó như thế nào?

Hãy nghe những nhận xét mới mẻ nhất về nguồn gốc tiếng Việt từ Encyclopedia Britanica 1999 và Encarta Microsoft 2000:

a long held notion that identified the Vietnamese with one tribe of the Yueh of Southern China has been abandoned

the theory that regards them [the Yueh] as direct ancestors of the Vietnamese conflicts with ethnographic and biological evidences.

Quan niệm lâu đời cho rằng nguời Việt là một trong những bộ lạc Yueh hồi xưa ở miền nam nuớc Tàu bây giờ; quan niệm ấy đã bị gạt bỏ

cái giả thuyết cho rằng dân Yueh ở bên Tàu là tổ tiên trực tiếp của dân tộc Việt mâu thuẩn với những bằng cớ dữ kiện nhân chủng và sinh học hiện đại

All points to strong social and cultural affinities between the Vietnamese and people of the Tai and Indonesian families

the Vietnamse people represents a racial and cultural fusion

Mọi [sự kiện] đều cho thấy rằng có nhiều điểm rất giống nhau về văn hóa và xã hội giữa các giống nguời Việt, nguời Thái [gốc Tai] và nguời Indonesian

modern day Vietnamese share many cultural and lingistic traits with other non-Chinese peoples living in neighboring areas of Southeast Asia

the Vietnamsese language is distinct, it can be described as a fusion of Mon-Khmer, Tai and Chinese elements

nguời Việt ngày nay chia xẻ nhiều nét văn hóa và ngôn ngữ với nhiều dân tộc không phải là Tàu, đã và đang sinh sống ở những vùng lân cận với họ tại Đông Nam Á.

cái tiếng nói của họ thì riêng cho họ, có thể xem như là một hỗn hợp giữa dòng tiếng Mon-Khmer, các tiếng Tai và tiếng Tàu

It is now generally believed that the Lac people were the result of a mixture between Australo-Melanesian inhabitants who had lived in the area since the Paleolithic times and Asiatic people from China, who later migrated into the area.

Ngày nay nguời ta đồng ý nghi rằng các bộ tộc dân Lạc [Tàu nói là Lo] xua là kết quả của một sự lai giống giữa các nguời Australo Melanesian [Nam đảo/các đảo miền nam] đa sinh sống tại chỗ, với các sắc dân Á châu [không cứ gì nguời Tàu] đã tràn xuống, mãi về sau này.

The official language of Vietnam is the Vietnamse, a member of the AstroAsiatic language family, a distinct language although it has some similarities to other languages of Southeast Asia and to Chinese.

Its syntax is closer to Khmer

Tiếng Việt là tiếng nói chính thức của nguời Việt Nam, một nhánh ngôn ngữ của dòng họ AstroAsiatic [Nam Á][miền Nam Á châu] một thứ tiếng nói riêng biệt mặc dầu nó có nhiều sự giống nhau với các tiếng nói khác ở Đông Nam Á và cả với tiếng Tàu nữa.

Ngữ pháp [cách nói và đặt câu] của tiếng Việt giống với ngữ pháp của tiếng Khmer (theo Encarta Microsoft 2000)

Những lời nói trên là những gáo nuớc lạnh dội lên lưng những ai còn nghi là tiếng Việt chỉ là một thứ con rơi con rớt , con hoang, con nuôi của tiếng Tàu.

Ông Huỳnh Tịnh Paulus Của đã viết trong bài mở đầu của từ điển Đại Nam quốc âm tự vị [1895]:

ấy nguời Giao chỉ điêu tàn thì tiếng nói cùng chữ nghia Giao chỉ cung phải lạcnếu chẳng tham dụng chữ Trung quốc thì sao cho thành tiếng nói An nma? [sic]

Chú ý: chẳng qua là ông ta lầm cái tiếng với cái chữ, và đặt cái cày trước con trâu!

Ông Phạm Quỳnh đã nói cách đây 80 năm rằng:

quốc văn ắt phải có nguồn gốc từ đâu mà ra, và nguồn gốc ấy tức là Hán văn, quốc văn là cái văn từ nguồn gốc chữ nho [sic] không thể bỏ chữ nho mà thành lập đuợc.

Ông Phạm Duy Khiêm, đã nói, khi cọng tác với cụ Trần Trọng Kim làm quyển Việt Nam văn phạm rằng:

cette langue est encore au stade des langues tribales [sic]

tiếng Việt đang còn ở giai đoạn ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số [sic]

chú ý: hiện nay tiếng Việt có độ 80 triệu nguời nói và đứng thứ 14 về số đông nguời nói trên thế giới! Hai ông ấy lầm to !

Ông Lê Ngọc Trụ, cách đây 40 năm, nhìn đâu cũng thấy tiếng Tàu, nên guợng ép gán cho rất nhiều tiếng Việt, từ Việt,những cái âm huởng đồng nguyên giả tạo [false cognatic inference] với tiếng Tàu hay âm Hán Việt mà không hề đưa ra bằng chứng có thật về đồng nguyên với các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á:

chỉ sinh ra [sic] giấy

tranh sinh ra giành

chủng sinh ra giống

chính sinh ra giêng[sic] [chính nguyệt là tháng giêng !]

khang sinh ra xương

cấp sinh ra gấp

cuong sinh ra giềng [-mối]

tiết sinh ra Tết

tải [chuyên chở] sinh ra chài [ghe chài][?!]

Ta hãy xem dưới đây nguồn gốc [cognates] thật sự của các tiếng trên để thấy cách suy luận ngẩu hứng [wishful thinking] của ông ấy:

GIÀNH [to dispute, compete, vie for, to accaparate, take away from][se disputer, entrer en compétition, semparer de]

Muờng: chènh, chèng

Nùng: cheng tranh giành

Thái: pr-chành

gièng

chjing giành nhau

Mon: k-giành

Khmer: pr-chèng

kòn-nhèng

tròn-chèng

Indonesia: saing giành giựt

[nếu bảo là do chữ tranh của Tàu mà ra thì tại sao không nói cạnh giành, giành thủ, giành chấp, chiến giành mà lại nói là cạnh tranh, tranh thủ, tranh chấp, chiến tranh?]

GIỐNG [species, gender, race][espèce, genre, race]

Hmong: t-zống

Thái: kh-yòng

kh-giống / cả Việt Thái Hmong đều có chung tiếng này

GIÊNG # tháng giêng [first month of the lunar calendar][premier mois lunaire]

[không phải do chữ chính mà ra, vì nguồn gốc của nó khác hẳn:]

Thái: chiêng giêng

đươn chiêng tháng giêng

đuon kiêng tháng giêng

Nùng: chiêng giêng

hươn chiêng tháng giêng

Lào: đươn giêng tháng giêng

Burma: a-yiêng [đầu tiên, truớc hết]

Pali/Sanscrit: yir -id-

Chàm: bulăn dhir tháng giêng

[nếu bảo là do chữ chính ? của Tàu mà ra, thì tại sao lại không nói giêng trị, giêng quyền, giêng sách [sic] v.v. mà lại nói chính trị, chính quyền, chính sách ?]

XƯƠNG [bone][os]

Một tiếng rất hay nói: [bộ-, - xóc, gãy , v.v.] mà ông Lê Ngọc Trụ gán cho nó một âm huởng Hán Việt là khang [sic], trong khi hàng chục đồng nguyên của hàng chục ngôn ngữ anh em với tiếng Việt duới đây, cho thấy quá rõ nguồn gốc rừ đâu:

Muờng: xang

Nùng: xang

Khmer: x-uang

Aslian[bên Malyasia] xuong

Hmong/Mèo: x-âng

Bahmar: x-ang, k-xang

Sedang: k-siang, k-xiang

Katu, Bru: ng-ang

Rengao: k-xâng

Mdrah, Didrah, Todrah:

[gần Kontum] k-xeng

Palaung/Wa: x-ang

Mundari, Santali

[Đông bắc Án] xang, zang, jang

[hàng chục sắc dân này đâu có dính dáng gì đến Tàu đâu, thế họ đều phát âm như Việt vậy]

GẤP [hurried, hasty, urgent][urgent, en hâte, hâtif]

Malay: gapah gấp

Thái: khu-ấp “

khấp “

k-kấp k-kap gấp gáp!

hu-ấp háp id

h-ngốp hngap id

Khmer: hi-ấp id

Saora[dòng Munda] s-gấp id

Lào: hấp/rấp id

hấp rịp gấp và rộn rịp!

hấp pày đi gấp

Chàm: h-gấp gấp, vội

[cả vùng ngôn ngữ Đông Nam Á mấy trăm triệu nguời cũng nói vậy, đâu phải chỉ là vấn đề riêng giữa Việt và Tàu đâu mà bảo là gốc Tàu!]

GIỀNG [ giềng mối]

English: established customs, habits, patterns of transaction, business or ways of life

Français: coutumes, habitudes de vie, pratiques de transactions

Thái: yiềng [kiểu cách, cách thức, đuờng lối]

ji êng -id-

Khmer: riềng hình thức, kiểu mẫu, mô hình

Một chữ nghe âm huởng rất là Việt và có vẻ quê mùa, vậy mà dính gốc với Thái Lào thuần ròng và đúng điệu!

Lào: yiềng sự sắp xếp, xếp đặt,dàn xếp

[chữ giềng tự nó có nguồn gốc rõ ràng, cần gì phải guợng ép bắt nó dính líu vào chữ cương của Tàu?]

CHÀI [kẻ -, ông -, nguời -, bạn -, tay -, thuyền -, đi - , làm nghề -, thả -, kéo -, đan -, quăng -, cất -, dở -, vạn -, làng -//chóp -, nắm chóp -]

-chài là cái luới, cái rớ, cái đồ đánh cá, dụng cụ để bắt cá

-chài là tung ra, rải ra,quăng ra, vất ra, ném ra, lia ra, liệng ra, làm cho bung ra, tung ra

-chài (nghia bóng) là quyến rủ, dụ dỗ, mê hoặc, nhử cho ai bị mắc bẫy, mắc luới, vào tròng [chài gái, chài yểm , đi chài kẻ khờ khạo]

Eng : fish net, fish trap/to throw a fish net, to set a fish trap // to trap, to entrap to lure into entrapment, to catch with a snare, to ensnare

Fr : filet de pêche, épervier, tramail, carrelet de pêche / jeter lépervier

/ jeter un sort, envouter, captiver qq par des paroles douceureuses

Pali/Sanscrit /Thái:

chal cái chài [# luới, rớ]

Lào : chal cái chơm tre để chơm cá

Chàm: chal cái chài, luới cá, rớ cá

thrah chal # thả luới, thả rớ để bắt cá

Indonesia:

jala cái chài [luới, rớ, dụng cụ bắt cá]

Mata jala mắt luới

TẾT [ngày -, ăn -, chúc -, lễ -, hội -, mừng -, đi -, biếu -, quà -, sắm - // - nhất,- ta, - tây, v.v.]

Tết là ngày hội hè đầu năm.

Eng : lunar new year festival, celebration, holidays

Fr : nouvel an oriental, du calendrier lunaire

Một tiếng nhức nhối về ý nghĩa, các ông Hán Việt cho là nó đọc trẹ cái âm của Tàu là tiết (season, time, climate change)Từ điển Huỳnh Tịnh Của: tiết đầu năm [sic]

Từ điển Khai trí tiến đức: không hề cho rằng tết là tiết

Từ điển của A, de Rhodes: có nhắc đến những từ ngữ : tết năm, tết ai, ăn tết.

* Nhưng coi chừng, cả mấy chục ngôn ngữ của Đông Nam Á không dính dáng gì đến Tàu cũng nói như vậy! Coi chừng bé cái lầm. Sự thực, cái lầm này không bé tí nào, nó lầm lớn lắm và lầm lẫn đã hơn hai ngàn năm nay rồi, hãy xem xét trong các ngôn ngữ sau đây:

Nùng: Tét Tết

niên Tét năm Tết

Chàm: Băng Tít ăn Tết [băng là ăn]

Tít Tết [lễ tháng năm của lịch Chàm]

bùlăn Chết tháng Tết

Khmer Chêtr lễ tháng Năm [lịch xưa của Khmer]

tháng gió mùa bắt đầu thổi nguợc lại

tháng của mùa gió Nồm ở Đông Nam Á

tháng của mùa mưa đến trên lục địa Ấn và miền ĐNA

[Tùy theo vị trí từng nuớc, mưa đến với gió mùa từ cuối tháng tư đến cuối tháng năm] tên tháng 4 và tháng 5 của lịch Ấn xưa

khae Chêt tháng Tết [tháng 4 dương lịch] khae là tháng tháng Tết Khmer # 13 tháng tư dương lịch

# 23 tháng ba âm lịch

Chêt khal thời gian có lễ Tết ấy

[khal là thời gian, lúc, khi]

Thái:

Thết

Thết khal /mùa Tết, những ngày Tết

[annual celebration /new year propitius ritual]

Thết Thày Tết Thái [Thái new year ritual celebration]

Trếts # Tết [trong từ điển Francais-Thái của Pallegoix]

Trêts chền Chinese new year

[chền là Tầu]

Chêtr fifth lunar month # mid April

Trôts lễ hội đầu mùa mưa của lịch Thái xưa, cuối April-May

Trôts farăng dịch là Tết hoa lang [western new year]

chú ý: farăng # hoa lang # occidental, western do đó mà có đạo Hoa lang # đạo Thiên chúa

Zhuang: SIT Tết của nguời Zhuang bên quảng Tây, một bộ tộc thuộc dòng Tai, họ đông đến 25 triệu nguời, nói tiếng Thái xưa

đuon Sit tháng tết [yearly monsoon festival ritual celebration]

Mon: k-Têh first days of Mon new year

Nepal: Teej [Teetj Brata] lễ đầu năm của nguời Nepal [theo báo Nguời Việt, Oct 9,1992, số 305]

Mustang: Tij, Tiji ngày lễ mùa mưa đến [xứ Mustang ở sát với Nepal]

Đông Bắc Ấn Độ: Teej # monsoon festival

[theo NationalGeographic] : swinging in celebration, village girls sing the ancient melodies of Teej, the festival marking the return of the monsoon and the promise of prosperity

Sau cùng, cái cú dứt điểm [knoch out punch]

chấm dứt cái quan niệm sai lầm 2100 năm

của chúng ta là cú [coup] này:

Chính Khổng tử cũng không hề nói Tết là do tiết mà ra! Ông nói rằng:

ta không biết Tết là gì! Nghe đâu đó là một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man [sic] họ nhảy múa nhu điên, uống ruợu và ăn choi vào những ngày đó mà không phải là những ngày đầu năm của chúng ta. Nghe đâu họ gọi là Tế-sạ [sic] [theo kinh Lễ ký]

Nếu Khổng tử nghĩ rằng tiết sinh ra tết, sao lại còn đi phiên âm khá vụng về là Tế-sạ làm gì? Chữ tiết của Tàu, dù là đời Khổng tử đi nữa, làm sao mà trẹ cái âm thành Tế-sạ đuợc?

Bởi vì ổng không nghĩ như thế!

Rồi không lẽ ổng không nghĩ như thế mà ta lại cứ khư khư bo bo mà suy nghĩ như thế làm gì nhỉ, hơn nữa, có cả chục ngôn ngữ khác chẳng ăn thua gì đến tiếng Tàu cũng lại nói trại trại trẹ trẹ # Tết …y như ở trên, làm ta phải suy nghĩ lại về cái hiểu lầm tết # tiết.

Bấy nhiêu cũng đủ đánh gục cái quan niệm hời hợt giả tạo là tiếng Tàu tiếng Việt một lò mà ra [sic]

Ông ấy lại còn viết:trong sự truy nguyên, còn xét những tiếng gần với tiếng Muờng chàm Thái Khmer, Mã Lai; công việc này ngoài phạm vi chính tả của chúng tôi [sic]

Vậy hóa ra ổng làm như thế là những tiếng đó không có chính tả, muốn viết sao thì viết à?

Tại sao ông ấy lại cứ phải né tránh, mà chỉ muốn truy nguyên riêng cho Hán Việt?

Đã gọi là truy nguyên mà cứ nhè một nguời / một đối tuợng mà truy thôi, hèn gì mà đối tuợng đó lãnh đủ!

Có bao nhiêu tiếng Việt ổng đều qui cho là tại tiếng Tàu mà sinh ra cả!

Tội nghiệp cho tiếng Tàu, ai ăn đâu mà mình phải chịu trận.

Vậy thì chân tay ở đâu cà , không lẽ do thủ túc mà sinh ra?

Mặt, mũi, mắt ở đâu sinh ra, không lẽ lại bảo là ngoài phạm vi chính tả của ông?

Tệ hơn nữa, là gần đây ông Nguyễn Phương, giáo sư Đại Học Huế truớc 1963, còn viết:

‘…nguời Việt chẳng qua là nguời Tàu [sic] mà tràn xuống sinh sống ở vùng quanh châu thổ sông Hồng hiện nay, rồi khi đủ điều kiện thuận tiện [sic] thì trở thành nguới Việt[xin miễn phê bình]

‘…tiếng Việt chẳng qua là tiếng Tàu xen lẫn một vài tiếng Muờng tiếng Mọi mà thôi [sic]vì chẳng qua gặp dịp có thêm một vài tiếng để mà tiện nói chuyện hay buôn bán với họ [sic] [xin miễn phê bình luôn vì nhận xét ấy quá kì!]

Cũng may là có một số ít học giả [Nguyễn Háo Vinh, Nguyễn Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm] nhìn xa thấy rộng hiểu biết rõ thêm về nguồn gốc thật sự của tiếng Việt, như ông Duong Quảng Hàm đã nói, khoảng năm 1941

…’Lạ thay cho nuớc mình, có tiếng nói mà không hề ai học tiếng, không đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghia tiếng, cùng mẹo đặt câu…’

chua từng ai nghiên cứu học hành tiếng An nam cả

[cái tinh đời của ông Dương Quảng Hàm là hiểu rằng chữ viết không phải là tiếng nói, viết ra mà không hiểu thì cũng như không!]

Các nhà ngôn ngữ học hiện đại đều công nhận cái ưu tiên của lời nói hơn chữ viết rất nhiều [primacy of the spoken words over their written form]

Tôi xin đưa ra một thí dụ trong hàng ngàn thí dụ:

Nguời Việt ta viết đuợc chữ đau đớn [dù bằng cách viết abc hay bằng chữ Nôm] nhưng ta đâu có hiểu đớn là gì?!

Có cả # 5000 tiếng Việt như đẹp đẽ, mới mẻ, sạch sẽ, vui vẻ, da dẻ,v.v. nếu chỉ viết vào đây thôi, ba ngày cũng chưa hết, vậy mà nguời Việt ta đâu có hiểu là gì?!

Khuyết điểm mà ông Duong Quảng Hàm nhận thấy đó nay đã đuợc bổ túc:

Bộ Từ điển đồng nguyên tiếng Việt và các tiếng Đông Nam Á

/ Vietnamese and Southeast Asian Cognatic dictionary

/ Dictionnaire cognatique Vietnamien et Sud-est Asiatique đang in và xuất bản duới hai hình thức: một bộ 10 CD và sách [4000 trang] sẽ cống hiến cho bạn đọc khắp nơi trên thế giới [Pháp, Anh Mỹ cũng đọc đuợc, mà ngay cả nguời Khmer, Chàm, Thái, Lào, Miến Điện Mã Lai, Indonesia cũng đọc đuợc dễ dàng từ điển này vì có ngay chữ viết của họ trong đó, chứ không phải chỉ phiên âm phiên chữ một cách giả tạo.

Nhưng trên hết là, với 275 ngàn thí dụ đồng nguyên [cognatic correspondances] và hàng trăm bản đồ ghi chỗ ở và nơi xuất phát của các dân tộc bộ lạc khắp vùng Đông Nam Á với chừng 27 ngàn tiếng Việt của cả ba miền Bắc Trung Nam , để cho ai cũng thấy, nguời Việt cũng như nguời ngoại quốc, hiểu và ý thức đuợc rất rõ ràng là tiếng Việt không phải là do tiếng Tàu mà ra, trái lại, tiếng Việt là anh em họ hàng với bao nhiêu là tiếng nói khác ở Đông Nam Á, mặc dù qua hon hai ngàn năm, cái chữ viết khác nhau của các thứ chữ Đông Nam Á đã làm cho ta lầm tuởng là cái âm, cái tiếng, cái nghia của các ngôn ngữ đó cũng khác nhau luôn!

Thật ra, chúng nó đều giống nhau đến mức ngạc nhiên sững sờ [xem vài thí dụ đồng nguyên ở phụ lục cuối bài]:

Từ xưa đến nay có bao nhiêu là giả thuyết về ngồn gốc tiếng Việt: nào là từ gốc tiếng Tàu [sic], nào là gốc Mon [ông Logan] cách đây đa 150 năm, nào là gốc Thái [ông Maspero], nào là gốc Mon-Khmer [đuợc nhiều nhà ngôn ngữ học nhìn nhận] rồi thì ông Haudricourt với những nhận xét về thanh âm tiếng Việt, và nhiều ông khác nữa, cho là gốc AustroAsiatic, một dòng họ ngôn ngữ lớn hơn cả dòng Mon Khmer nữa.

Không hề thấycó một giả thuyết nào đuợc dẫn chứng với những nghiên cứu chi tiết và hoàn toàn đầy đủ cả, họ chỉ đua ra vài chục thí dụ cho hàng chục ngôn ngữ, trung bình vài chục thí dụ cho một ngôn ngữ là cùng, trong khi tiếng Việt ta có đến 10 ngàn tiếng một, có gốc gác đàng hoàng và trên trăm ngàn tiếng ghép lại [ghép đôi, ghép ba, ghép bốn nữa là khác] thì một vài chục cái thí dụ họ đưa ra không đủ sức thuyết phục, không đủ điều kiện cần và đủ để minh xác cho bất cứ một nhận xét dữ kiện nào về tiếng Việt, dù là nhận xét về các nhấn giọng, các âm tiết các vần điệu, các tên bộ phận hay giác quan trong thân thể, cây cối, tên hoa lá, tên các trái, các con vật, v.v. nói chi đến nguồn gốc.

Cái mà bất cứ nhà ngôn ngữ học nào chuyên về tiếng Việt cần có để học hỏi tìm kiếm rồi làm giả thuyết là một từ điển nghiên cứu đồng nguyên của tiếng Việt, không đuợc sót một từ nào, để tránh đưa ra vài thí dụ nghèo nàn vì thiếu tài liệu.

Cái cần thiết không có không đuợc nay đã có.

Từ điển đồng nguyên tiếng Việt-Đông Nam Á đưa ra 27 ngàn từ gốc gác của tiếng Việt, sẽ giúp cho bất cứ một học giả nào nghiên cứu tiếng Việt về mọi khía cạnh chứ không riêng chi về nguồn gốc của nó, có đuợc ngay truớc mắt và trên tay, hàng trăm ngàn bằng chứng sờ sờ, hiển nhiên và thực tế về muôn điều muôn vẻ những chi tiết của tiếng Việt, so sánh với muôn điều muôn vẻ những chi tiết của từng ngôn ngữ khác nhau ở vùng Đông Nam Á.

Nó sẽ cho họ thấy nổi bật lên hàng chục ngàn điểm giống nhau cũng như hàng ngàn điểm khác nhau, như một bản nhất lãm [synoptic table] khổng lồ về nguồn gốc của từng tiếng Việt một, truớc khi tổng hợp chúng nó lại thành ra nhận xét chung về nguồn gốc của cả một ngôn ngữ hiện nay, dù ngôn ngữ đó là Việt hay Khmer, Thái, Lào, Chàm, Miến điện, Mã lai, Indonesia, v.v..

Từ điển này không những tìm đồng nguyên và nguồn gốc cho tiếng Việt mà thôi, nó còn là bộ sách tương đương cho hàng chục quyển từ điển riêng rẻ: Việt-Khmer, Việt-Chàm, Việt Thái, Việt-Lào, Việt-Mòn [Mòn là một phần của dòng họ ngôn ngữ Mòn-Khmer], Việt-Mã lai, Việt-Indonesia, Việt-Myanmar [truớc đây là Miến điện], Việt-Khasi [một tiếng nói bên Đông bắc Ấn độ, giống tiếng Việt đến mức không tuởng tuợng đuợc, mặc dù nguời Khasi và tiếng Khasi rất xa lạ với chúng ta, phần đông chỉ quen với ngôn ngữ Tàu-Việt], ngoài ra còn có từ điển Việt-Muờng, Việt-Nùng, Việt-Mon Khmer. v.v…

NGUYỄN HY VỌNG M.D.