Optional page title

Optional page description text area...

Header Content Region

Insert text, image or banner ads here, or just delete this text and leave this area blank!

Bà-Rịa Quê Tôi

Phước Tuy nổi tiếng muối ngon
Muối là đặc sản của miền quê tôi
Phước Tuy đi dể khó về
Trai đi có vợ gái về có con
Bình Dân

Bà Rịa đẹp, cả một trời thơ mộng
Có núi non, sông suối phủ quanh vùng
Nguyễn Kim Lộc

Ai có về miền Đông, trên quốc lộ mười lăm
Quê hương tôi Bà Rịa, có nắng đẹp quanh năm.
Vũ Khang-Bạch Tuyết

TỈNH/TIỂU KHU PHƯỚC-TUY

Trụ Sở - Liên Lạc

Địa chỉ Trụ sở.
Lên Google Maps tìm lộ trình. Gởi thư qua bưu điện thêm Westminster CA 92683. Liên lạc Email.

portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4 portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4

Tỉnh Phước-Tuy

Phước Tuy thuộc miền Đông Nam Phần (Quân Khu III) trước 75, gồm 5 quận, 24 xã, dân số khoảng 300 ngàn, lúc sau tăng nhiều nhờ những xã di dân, khẩn hoang lập ấp. Tỉnh lỵ nằm trong xã Phước Lễ thuộc Quận  Châu Thành cách Sàigòn tròn trăm cây bằng quốc lộ 15.

Tỉnh Phước-Tuy

Bắc giáp Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Tây giáp Gia Định (vùng Rừng Sát), biển Đông ôm gọn phía Nam, Đông Nam với bải biển cát trắng và những trung tâm nghỉ mát, làng chài. Diện tích hình chữ nhật theo trục Đông Nam trên dưới 300 csv.

Năm Quận

Tỉnh gồm 5 Quận: Long Lễ, Long Điền, Đất Đỏ, Đức ThạnhXuyên Mộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HC DP/26, do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký, sát nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, Tỉnh Phước-Tuy.

Sông

Sông lớn nhất là Sông Thị Vãi chảy song song với Quốc Lộ 15 và đổ ra cửa Cần Giờ. Kế đến là Sông Dinh, nước ngọt, là nguồn cung cấp nước cho toàn tỉnh và sau cùng là song Ray chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra cửa Lộc An.

 

small portfolio1 small portfolio2 small portfolio3 small portfolio4
themed object

Kính Chào Đồng Hương và Thân Hữu!

  •  
get in touch

LÀNG BÌNH GIÃ

1. Sơ lược:

Khi đình chiến 1954, có gần cả triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Đồng bào được đưa đi định cư nhiều nơi tận xuống miền đồng bằng sông Cửu Long – Cái Sắn tỉnh Long Xuyên, Hố Nai thuộc Tỉnh Biên Hoà, riêng tại Phước Tuy có hai vùng được xem là lý tưởng để đồng bào miền Bắc đến định cư là Phước Tỉnh và Bình Giã. Phước Tỉnh là vùng rất thuận lợi cho nghề đánh cá và làm muối còn Bình Giã rất thuận lợi cho ruộng rẫy vì là đất đỏ rất phì nhiêu.

Đa số đồng bào định cư tại Bình Giã là giáo dân từ Thanh Hóa và Ngệ-An. Khi bắt đầu định cư dân số làng Bình Giã độ khoảng 2000 người. Đến năm 1964 dân số của Làng Bình Giã lên đến khoảng 6000 người.

Làng Bình Giã thuộc Quận/Chi khu Đức Thạnh cách tỉnh lỵ Phước Tuy khoảng 18 cây số, cách Saigon khoảng 67 cây số về phía đông theo đường chim bay. Trục giao thông chính của Bình Giã là LTL 2 nối liền giửa hai tỉnh Bà-Rịa và Long Khánh.

2. Làng Bình Giã và Quốc Sách Ấp Chiến lược:

Dân làng Bình Giã, được xem là một cộng đồng có tinh thần quốc gia chống Cộng, ý thức tự vệ cao độ và kỷ luật hơn bất cứ một nơi nào trên trên lãnh thổ miền Nam VN. Người dân Bình Giã rất ngoan đạo sống hài hòa dưới sự lãnh đạo của một Cha xứ. Khi quốc sách Ấp Chiến lược ra đời Làng Bình Giã thích nghi rất nhang chóng. Những lủy tre xanh nhanh chóng mọc lên quanh làng. Dân làng được cha xứ tổ chức thành đội ngủ, được trang bi vũ khí lên đến cấp đại đội. Những trạm canh quanh làng được tăng cường với hệ thống mìn bẩy sáng tháo tối gày đã nâng làng lên thành một làng gương mẩu. Không cò gì hãnh diện cho người dân Bình Giã bằng khi thấy những phái đoàn chính phủ và chính quyền địa phương khác nườm nượp đến thăm viếng học hỏi, rút kinh nghiệm.

3. Làng Bình Giả diện đối diện với CS:

Sự thành công trong quốc sách Ấp Chiến Lược đã vô hiệu hóa mọi hoạt động du kích của CS trong vùng. Khi bắt đầu chiến tranh xâm lược miền Nam bằng vũ lực, CS khởi đầu bằng các hoạt động tuyên truyền, phá hoại, ám sát viên chức chính quyền. Các hoạt này dường như xẩy ra khắp nơi nhưng tuyệt đốt đã không xẩy ra tại vùng Bình Giã. Thất bại lớn nhất của CS là không gày được hạ tầng cơ sở của chúng trà trộn với dân làng như tại những địa phương khác. Ngược lại, mỗi người dân Bình Giã là một tình báo viên. Mọi tin tức đều được báo cáo lên cha sở để cha sở đúc kết gởi lên quận. Có thể nói là tin tức tình báo mà Chi Khu Đức Thạnh và Tiểu khu Phước Tuy nhận được từ Bình giả là những nguồn tin đáng tin cậy nhất. Khi trận Bình Giã xẩy ra, người Bình Giã với hai bàn tay không đã tham gia chiến đấu sát cánh với lực lượng bạn khi hành quan tái chiếm làng. Khi CS tấn công làng chúng ẩn núp trong các vườn chuối, đêm đến dân chúng trong làng lẻn ra dùng dao rựa chặc hạ cả vườn chuối, cha xứ ẩn núp trong hầm kín đáo theo dỏi và báo cáo về quận mọi lực lượng của địch, dân làng che dấu thương binh và khi đơn vị tái chiếm làng, cả làng đốt đền sáng trưng và mang thực phẩm và nước uống ra tiếp đón, ủy lạo.

Tiếc thay, những sự kiện này ít được nói đến lúc bấy giờ vì sau trận Bình Giã, dư luận trong nước và cã thế giới còn đang bàng hoàng vì sự leo thang của CS từ du kích chiến đã bước sang giai đoạn chiến tranh qui ước trận địa chiến. Sau trận Bình Giã và với mức độ gia tăng xâm nhập người và vủ-khí vào miền Nam khiến chính phủ Mỹ ban hành kế hoạch oanh tạc dài hạn miền Bắc VN lấy tên là Rolling Thunder và ngày 8.3.1965 do sự yêu cầu của chính phủ VNVH, 3500 TQLC Mỹ đổ bộ vào bãi biển Nam Ô, Đà-Nẵng sát cánh với quân đội VNCH chiến đấu chống Cộng Sản xâm lược.

 

slide up button