Tỉnh Phước-Tuy Lịch Sử Chiến Tranh

Bà-Rịa Phước-Tuy trong Khói Lửa

Bối Cảnh Lịch Sử:

Ngày 7 tháng 5 năm 1945, Điện Biên Phủ thất thủ. Tiếp theo sau đó CSVN thừa thắng xông lên gây thêm tổn thất nặng nề cho Quân đội Pháp tại các tỉnh miền thượng du Bắc Việt. Dưới áp lực địch ngày càng nặng thêm làm Pháp phải rút bỏ vùng Cao Bằng và Lạng Sơn. Trong khi đó tại Pháp tình hình nội bộ rối ren vì Algerie nổi lên đòi độc lập và dưới áp lực của Đồng Minh, Pháp ngồi lại bàn hội nghị với VNCS tại Geneve để chấm dứt chiến tranh tại VN. Kết qủa của Hội nghị là hai bên thỏa thuận giải pháp tạm thời chia cắt đất nước VN làm hai miền Nam và Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Theo thỏa hiệp quân đội Pháp phái rút về phía Nam của vĩ tuyến và tập kết quân đội CS từ miền Nam Vĩ tuyến 17 ra Bắc. Hai miền Nam Bắc đều lập chính phủ riêng biệt - Chính phủ VNCH miền Nam và chính phủ VNDCCH miền Bắc - tạm thời cho cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất cã hai miền.
Khi khối CS Quốc tế do CS Nga và Trung Cộng cầm đầu nhìn nhận chính phủ Hồ Chí Minh miền Bắc, ngay sau đó Chính phủ Mỹ và Đồng minh lập tức nhìn nhận chính phủ miền Nam. Chiến tranh ý thức hệ trên toàn cầu nói chung và giữa hai miền Nam Bắc nước VN nói riêng bắt đầu ngay từ đó.

Tuy nhiên, cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc nước VN đã thật sự bắt đầu ngay từ khi Hiệp định Geneve bắt đầu có hiệu lực. Có đến gần 10 ngàn cán binh CS miền Nam trên đường đến bãi biền Hàm Tân thuộc Tỉnh Bà-Rịa lúc bấy giờ để tập kết ra Bắc. Trên đường đi đến điềm tập trung một số cán binh mà CS được cho là chưa lộ diện quay trở lại địa phương chôn dấu vủ khí và sống như thường dân chờ lệnh. Sách lược ém quân tạo cho CS hai lợi điể̉m: thứ nhất, trường hợp Chính phủ miền Nam thi hành Hiệp định tổ chức Tổng tuyển cử thì CS đã có sẵn cán bộ để tuyên truyền có lợi cho chúng chiếm ưu thế trong bầu cử, còn ngược lại nếu Miền Nam không tổ chức Tổng tuyển cử thì CS cũng đã có sẵn người khi chúng phát động chiến tranh chiếm miền Nam bằng vũ lực.

Khi biết chính phủ miền Nam không tổ chức Tổng tuyển cử CS ra lệnh cho cán quân còn ém lại bắt đầu tái lập hạ tầng cơ sở thành lập các đội du kích cấp xã và đại đội địa phương cấp tỉnh và khởi động chiến tranh du kích. Cường độ chiến tranh du kích CS hoạt động mạnh nhất là lúc Chính miền Nam phát động chính sách Ấp Chiến Lược và theo đà này CS leo thang từ chiến tranh du-kích đến chiến tranh qui ước trận địa chiến đế thôn tính miền Nam.

Quân Cán Chính Bà-Rịa Phước-Tuy Chống Cộng Sản:

Tỉnh Phước-Tuy là tỉnh bị áp lực địch nặng nề nhất. Bắt nguồn từ khi thực dân Pháp thiết lập các rừng cao su. Phu đồn điền cao su bị chủ nhân ngược đãi, cuộc sống kham khổ nên sinh lòng uất hận tạo nên môi trường thuận lợi cho phong trào CS có cơ hội phát triển mạnh tại các đồn điền cao su này nên khi bị CS truyên truyền khuyến dụ rất nhiều người đa số là dân tỉnh Bà-Rịa bỏ đồn điền ra bưng tham gia nhóm hậu duệ của vị anh hùng Trương Công Định đang hoạt động chống Pháp tại Rừng Sát. Nhóm này về sau theo CS luôn. Một số khác gia nhập lực lượng Bình Xuyên. Sau khi Bảy Viễn bỏ trốn sang Pháp, lực lượng Bình Xuyên bị tan rã tàn quân sống bơ vơ nên bị CS lôi kéo theo chúng khi chúng thành lập đại đội D445 địa phương của tỉnh Bà-Rịa. Quân số đơn vị này được nhiều lần đôn quân khi CS thành lập 2 trung đoàn 274 và 275. Đến năm 1964, 2 trung đoàn này được đôn cấp thành Sư đoàn 5 VC, sư đoàn đầu tiên thoát thai từ chiến tranh du kích tại Miền Nam. Sư đoàn 5 trú ẩn trong vùng chiến-khu D, địa bàn hoạt động của sư đoàn nầy bao gồm các tỉnh Phước-Tuy, Long Khánh và Bình Tuy và cũng chính sư đoàn nầy là đơn vị chính trong chiến dịch Thu Đông 1964-1965 khi CS đánh chiếm Làng Bình Giã.

Lãnh thổ VNCH của chúng ta bị CS ung thối tạo thành những Vùng xôi đậu. CS ngày thì lẩn trốn, đêm lại hiện ra xâm nhập làng xã thu thuế, ám sát, bắt cóc, khủng bố, phá hoại trục lộ giao thông, tấn công đồn bót, cung cấp tin tức cho các đại đơn vị của chúng mở các chiến dịch qui mô trong âm mưu xâm chiếm Miền Nam. Trong suốt hai mươi năm cuộc chiến, Quân Cán Chính Tỉnh Phước Tuy phải đương đầu với hoạt động hạ tầng cơ sở của CS hầu như từng giây từng phút. Không biết bao Quân Cán Chính của Tỉnh Phước Tuy đã anh dũng hy sinh để bảo vệ dân lành.

Xin hãy đọc bài hồi ký của Hương Quế và Hoàng Vũ cựu cán bộ XDNT Tỉnh Đoàn CB/XDNT tỉnh Phước-Tuy sau đây để thấy rõ sự chiến đấu dũng cảm cam go đối đầu với chiến tranh du kích CS trong suốt hơn hai mươi năm cuộc chiến chống cộng của toàn thể Quân Dân Cán Chính của Miền Nam nói chung và của mãnh đất thân yêu Bà-Rịa Phước-Tuy:

Vùng Xôi Đậu
(Hồi ký của Hương Quế và Hoàng Vũ cựu CBXDNT thuộc Tỉnh Đoàn CBXDNT Tỉnh Phước Tuy)

Làng Bình Giã cũng là nơi địch chọn để bắt đầu leo thang chiến tranh từ du kích chiến lên trận địa chiến. Vào cuối năm 1964 CS đã tung ra chiến dịch Đông-Xuân tấn công làng Bình Giã để nhữ đánh các đơn vị tăng viện. Trận Bình Giã là một trong những trận nổi tiếng nhất trong chiến tranh xâm lược miền Nam VN của CS. Đến năm 1966, khi quân đội Hoàng Gia Úc với kinh nghiệm chiến tranh chống du kích tại Mã Lai được giao phó nhiệm vụ bình định tỉnh Phước-Tuy, CS cũng muốn lập lại chiến thuật công đồn đã viện như Trận Bình Giã nhưng CS đã bị thãm bại trong trận nầy. Sau Trận Long Tân Tiểu đoàn D445 bị tan rả cho nên sự liên hệ từ hạ tầng lên đến chủ lực bị gián đoạn nên CS không dám phiêu lưu mở những trận qui mô khác như hai trận Bình Giã (1964) và trận Long Tân (1966) nữa. Rất có thể Sư đoàn 5 CS thường chỉ về trú quân trong khu rừng phía Bắc quận Đức-Thạnh. Tình báo Tiểu khu vẫn ráo riết theo dỏi chu kỳ về dưỡng quân của SĐ nầy để cung cấp tin tức cho các cuộc oanh kích B-52 và tiểu khu cũng đã liệt khu rừng nầy là "Vùng oanh kích tự do" cho các cuộc oanh kích không cần thông báo trước cho Tiểu khu. Các hoạt động địch về sau, sau khi quân đội Đồnh Minh rút đi chỉ còn ở cấp du kích cùng với tàn dư của tiểu đoàn D445 nay chỉ còn ở cấp đại đội với quân số độ trên dưới 60 cán binh phân tán lẫn trốn trong vùng ranh giới của 3 tiểu khu Phước-Tuy Long Khánh và Bình Tuy.

 

Trận đánh cuối cùng của Trung Tâm Yễm Trợ Tiếp-Vận Tiểu Khu Phước-Tuy
Tác giả:
Cựu Đại Úy Lê Văn Báu/Cựu Sĩ Quan Thủ Quỷ TTYTTV - Tiểu Khu Phước-Tuy