Optional page title

Optional page description text area...

Header Content Region

Insert text, image or banner ads here, or just delete this text and leave this area blank!

Bà-Rịa Quê Tôi

Phước Tuy nổi tiếng muối ngon
Muối là đặc sản của miền quê tôi
Phước Tuy đi dể khó về
Trai đi có vợ gái về có con
Bình Dân

Bà Rịa đẹp, cả một trời thơ mộng
Có núi non, sông suối phủ quanh vùng
Nguyễn Kim Lộc

Ai có về miền Đông, trên quốc lộ mười lăm
Quê hương tôi Bà Rịa, có nắng đẹp quanh năm.
Vũ Khang-Bạch Tuyết

TỈNH/TIỂU KHU PHƯỚC-TUY

Trụ Sở - Liên Lạc

Địa chỉ Trụ sở.
Lên Google Maps tìm lộ trình. Gởi thư qua bưu điện thêm Westminster CA 92683. Liên lạc Email.

portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4 portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4

Tỉnh Phước-Tuy

Phước Tuy thuộc miền Đông Nam Phần (Quân Khu III) trước 75, gồm 5 quận, 24 xã, dân số khoảng 300 ngàn, lúc sau tăng nhiều nhờ những xã di dân, khẩn hoang lập ấp. Tỉnh lỵ nằm trong xã Phước Lễ thuộc Quận  Châu Thành cách Sàigòn tròn trăm cây bằng quốc lộ 15.

Tỉnh Phước-Tuy

Bắc giáp Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Tây giáp Gia Định (vùng Rừng Sát), biển Đông ôm gọn phía Nam, Đông Nam với bải biển cát trắng và những trung tâm nghỉ mát, làng chài. Diện tích hình chữ nhật theo trục Đông Nam trên dưới 300 csv.

Năm Quận

Tỉnh gồm 5 Quận: Long Lễ, Long Điền, Đất Đỏ, Đức ThạnhXuyên Mộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HC DP/26, do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký, sát nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, Tỉnh Phước-Tuy.

Sông

Sông lớn nhất là Sông Thị Vãi chảy song song với Quốc Lộ 15 và đổ ra cửa Cần Giờ. Kế đến là Sông Dinh, nước ngọt, là nguồn cung cấp nước cho toàn tỉnh và sau cùng là song Ray chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra cửa Lộc An.

 

small portfolio1 small portfolio2 small portfolio3 small portfolio4
themed object

Kính Chào Đồng Hương và Thân Hữu!

  •  
get in touch

HỘI ĐỒNG HƯƠNG BÀ-RỊA PHƯỚC-TUY - Liên Mạng


Trung Học Châu Văn Tiếp được khai giảng năm 1956 với danh xưng Trung Học Bán Công Châu Văn Tiếp. Ông Châu Văn Tiếp sinh năm 1738 và mất năm 1784, là một danh tướng từng là một Khai Quốc Công Thần triều Nguyễn với tước Lâm Thao Quận Công. Năm 1788 Vua Gia Long ra lệnh chọn phần đất ở làng Hắc Lăng, Phủ An Phú Thượng, Bà Rịa làm nơi an táng mộ phần của Châu Văn Tiếp.
Trường bắt đầu hai lớp Đệ Thất đầu tiên với chỉ vỏn vẹn khoảng 40 học sinh. Một năm sau, 1957 Trung Học Công Lập Châu văn Tiếp chính thức được thành lập và khởi công xây dựng để cung ứng cho nhu cầu giáo dục cấp Trung Học Đệ Nhất và Đệ Nhị cấp ngay tại địa phương.
Sau năm 1975, trường đã được xây lại với danh xưng Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành và tiếp tục hoạt động liên tục cho đến nay.


Người Việt Ly Hương Úc-Châu
Cộng Sản (VC và TC) đã hèn hạ như chúng từng hèn hạ từ thuở sơ sinh cho đến nay, chúng liên tiếp tấn công Lyhuong.Net nhưng Lyhuong.net hiên ngang đứng lên tiếp tục cung cấp tin tức, tài liệu, hình ảnh, v. v.. hầu mong góp sức để sớm tận diệt loài quỹ đỏ còn sống sót lẻ loi trên hành tinh nầy.


Hội Ái Hữu Trường Trung Học Gia Long (Bắc Cali)

Trước thế kỷ thứ 20, nền giáo dục khoa bảng tại Việt Nam ít quan tâm đến việc giáo dục nữ sinh. Vào năm 1908, một số nhà giáo dục và trí thức Việt Nam khởi ý đề nghị và gửi thư yêu cầu chính quyền địa phương thành lập một ngôi trường đa cấp (mẫu giáo, tiểu học và trung học) dành riêng cho nữ sinh. Ðơn thỉnh nghị được chấp thuận vào năm 1909 nhưng vì không đủ ngân khoảng nên việc xây cất chỉ được khởi xướng vào năm 1913. Ngôi trường tọa lạc trên một khoảng đất rộng trên đường Legrand de la Liraye, thuộc thành phố Sài Gòn. Thống đốc Roume đã cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng niên học đầu tiên vào năm 1915. Hội Ðồng Quản Trị của trường đã chọn tà áo dài màu tím - tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam - làm đồng phục cho nữ sinh của trường. Kể từ ngày đó, trường được gọi là “Trường Nữ Sinh Áo Tím”.



Hội Ái Hữu Trường Trung Học Trưng Vương (Texas - Houston)
Sau hơn ba mươi năm rời xa ngôi trường Trưng Vương yêu dấu, các cựu nữ sinh Trưng Vương vẫn thường xuyên liên lạc với thầy cô và bạn bè để duy trì tình bằng hữu và tình nghĩa thầy trò. Gia đình Trưng Vương Houston đã được thành lập 24 năm, nhằm mục đích trao đổi tin tức, chia xẻ kinh nghiệm sống và kỷ niệm vui buồn. Những cuộc họp mặt liên tục thường niên mỗi năm cũng đã được tổ chức như một truyền thống để thầy trò, bạn bè có cơ hội gặp gỡ, hàn huyên, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm dưới mái trường Trưng Vương xưa.


Hội Ái Hữu Trường Trung Học Võ Trường Toản
Võ Trường Toản cũng không còn trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng ở một góc yêu quý, kín đáo nào đó của tâm hồn chúng ta. Những người Võ Trường Toản vẫn ngự trị, vẫn sống, vẫn mang chúng ta về mái trường xưa. Đến một lúc nào đó, tôi sẽ được đứng dưới bóng mát của hai cây phượng vĩ đồ sộ, đọc một vài bài thơ, nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ người xưa.


Hội Ái Hữu Đồng Hương Biên Hoà
Vị trí, lịch sử và địa lý: Sau cuộc di cư vĩ đại 1954, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà (Tổng TT Ngô Đình Diệm), miền Nam Việt Nam được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc ấm no nên nhạc sĩ Phạm Duy vào năm 1956 có ngẫu hứng viết bài Tiếng hò Miền Nam.


Hội Ái Hữu Đồng Hương Bạc Liêu
Với những người dân Bạc Liêu tha hương, bao giờ hoài vọng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình họ cũng nghĩ ngay đến những dãy phố xưa rêu phong, với một nhịp sống êm ả, trầm mặc.
Nói đến Bạc Liêu không ai khônbg nhớ đến diệu nhạc Vọng cổ, hay vọng cổ Bạc Liêu, là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây miền nam, Việt Nam. Nó được bắt nguồn từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" (nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng) của nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu).


Hội Ái Hữu Đồng Hương Trà Vinh
Vào khỏang thế kỷ 16, người Việt từ miền Trung đã đến định cư, lập nghiệp ngày càng đông và Trà Vinh có tên là Trà Vang. Ðầu thế kỷ 18 tức cách nay 300 năm, Trà Vinh trở thành vùng đất Việt Nam. Dưới thời nhà Nguyễn, Trà Vinh thuộc tỉnh Long Hồ tức Vĩnh Long ngày nay, một trong Nam Kỳ L­ục Tỉnh. Dưới thời VNCH (1955-1975), Trà Vinh đổi tên thành Vĩnh Bình và tỉnh lỵ là Phú Vinh.


Tiếng Gọi Công Dân
Nhân dịp đầu năm Ất Mùi 2015, Hội Đồng Đại Diện của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ xin gửi đến tất cả quý Đồng Bào trong và ngoài nước, quý tổ chức hội đoàn cuả Người Việt Quốc Gia trên toàn thế giới và quý Cộng Đồng thành viên lời chúc chân thành cho một năm mới hạnh phúc, thành đạt, dồi dào sức khoẻ; đặc biệt là bền tâm vững chí để yểm trợ tích cực cho đồng bào trong nước đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm giải thể chế độ Cộng Sản Việt Nam đến thắng lợi.



Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, quân đội viễn chinh Pháp trở sang Ðông Dương đem theo lực lượng hùng hậu chiếm đóng ba xứ Việt, Miên, Lào, với manh tâm đặt lại nền đô hộ trên các thuộc địa cũ theo chánh sách thực dân cố hữu của người Pháp. Tướng De Gaulle bổ nhiệm đô đốc Thierry d'Argenlieu làm cao ủy Ðông Dương và danh tướng Leclerc làm tư lệnh quân đội viễn chinh tái chiếm Việt Nam.


Hội Ái Hữu Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là nơi đây đào tạo những Sĩ Quan Hiện Dịch ưu tú có kiến thức sâu rộng cả hai lãnh vực quân sự văn hóa. Họ chẳng những đã trở thành những sĩ quan lỗi lạc, là thành phần nòng cốt trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà còn là cấp lãnh đạo Quốc Gia.


Hội Á Hữu Trường Võ Bị Thủ Đức
Sau khi ký Hiệp-ước Pháp-Việt ngày 5-6-1948 tại vịnh Hạ-long, công-nhận Việt-nam là một quốc-gia độc-lập trong khối Liên-hiệp Pháp, Quốc trưởng Bảo Đại đã ký hiệp-ước ngày 8-3-1949 tại điện Elysée với Tổng-thống Pháp Vincent Auriol, theo đó, Pháp sẽ giúp Việt-nam thành-lập quân-đội Quốc-gia. Trường VK Thủ-Đức bắt đầu thành hình.



Sư Đoàn I Bộ Binh QLVNCH
Sư đoàn 1 Bộ binh - Sư đoàn 1 Bộ binh đặt bộ tư lệnh tại Huế, thuộc Quân đoàn I, Quân khu I là một đơn vị thiện chiến của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, được thành lập năm 1959 và giải thể năm 1975. Đây là một đơn vị quân đội lớn, từng tham dự nhiều trận quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam, lập được nhiều thành tích, và là sư đoàn bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân được mang dây biểu chương ba màu của Bảo Quốc Huân Chương. Đặc biệt, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 của sư đoàn là đơn vị duy nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhận Presdential Unit Citation của Hoa Kỳ vì thành tích chiến đấu dũng cảm.


Hội Ái Hữu Sư Đoàn 18 Bộ Binh
Là 1 sư đoàn chủ lực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tiền thân của đơn vị là Sư Đoàn 10 Bộ Binh thành lập vào ngày 16/5/1965 tại Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh với cơ cấu được hình thành từ các Trung Đoàn 43, Trung Đoàn 48, Trung Đoàn 52 Biệt Lập và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh cùng các đơn vị yểm trợ và tác chiến kỹ thuật. Phù hiệu sư đoàn là màu xanh nhạt tượng trưng cho bầu trời xanh, màu xanh đậm tượng trưng cho màu đất, và cung tên dựa vào truyền thuyết Nỏ thần thời An Dương Vương.
Trong giai đoạn đầu từ năm 1965 đến năm 1969, Sư Đoàn 18 Bộ Binh chịu trách nhiệm Khu 33 Chiến Thuật, bao gồm những tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Đặc Khu Vũng Tầu.


Hội Ái Hữu Không Quân VIêt Nam Cộng Hòa
Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các sĩ quan người Việt trong Quân Đội Pháp được chuyển sang cơ cấu Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, Không quân Pháp bàn giao lại cho Không quân Quốc gia Việt Nam khoảng 25 vận tải cơ C-47, 2 phi đoàn quan sát L-19 và 25 khu trục cơ cánh quạt F8F Bearcat lỗi thời. Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ tá Không quân là Trung tá Nguyễn Khánh.


Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa
Hải quân Việt Nam Cộng hòa là lực lượng thủy quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoạt động trên cả vùng sông nước và lãnh hải Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian tồn tại của mình từ năm 1954 đến năm 1975, trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Hải quân Việt Nam Cộng hòa từng là một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất của vùng Đông Dương. Khẩu hiệu chính là "Tổ Quốc - Đại Dương".


Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH
được chính thức thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1954 với 1 Tiểu Đoàn. Qua năm 1955, Tiểu đoàn 2 Trâu Ðiên ra đời tại Rạch Giá, sau di chuyển về Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa. Một bộ chỉ huy được thành lập để chỉ huy 2 Tiếu đòan trên. Song song với đà phát triển của QLVNCH từ năm 1958 đến năm 1960, giữa năm 1968 Thủy Quân Lục Chiến được cải danh thành cấp Sư Đoàn, 2 Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn và 2 Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 147 và 258. Các đơn vị yểm trợ tăng thành cấp Tiểu Đoàn Yểm Trợ Thủy Bộ, Tiểu Đoàn Truyền Tin, Tiểu Đoàn Vận Tải, Tiểu Đoàn Công Binh, Tiểu Đoàn Quân Y v.v...


 

slide up button