Header Content Region

Insert text, image or banner ads here, or just delete this text and leave this area blank!

Bà-Rịa Quê Tôi

Phước Tuy nổi tiếng muối ngon
Muối là đặc sản của miền quê tôi
Phước Tuy đi dể khó về
Trai đi có vợ gái về có con
Bình Dân

Bà Rịa đẹp, cả một trời thơ mộng
Có núi non, sông suối phủ quanh vùng
Nguyễn Kim Lộc

Ai có về miền Đông, trên quốc lộ mười lăm
Quê hương tôi Bà Rịa, có nắng đẹp quanh năm.
Vũ Khang-Bạch Tuyết

TỈNH/TIỂU KHU PHƯỚC-TUY

Trụ Sở - Liên Lạc

Địa chỉ Trụ sở.
Lên Google Maps tìm lộ trình. Gởi thư qua bưu điện thêm Westminster CA 92683. Liên lạc Email.

portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4 portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4

Tỉnh Phước-Tuy

Phước Tuy thuộc miền Đông Nam Phần (Quân Khu III) trước 75, gồm 5 quận, 24 xã, dân số khoảng 300 ngàn, lúc sau tăng nhiều nhờ những xã di dân, khẩn hoang lập ấp. Tỉnh lỵ nằm trong xã Phước Lễ thuộc Quận  Châu Thành cách Sàigòn tròn trăm cây bằng quốc lộ 15.

Tỉnh Phước-Tuy

Bắc giáp Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Tây giáp Gia Định (vùng Rừng Sát), biển Đông ôm gọn phía Nam, Đông Nam với bải biển cát trắng và những trung tâm nghỉ mát, làng chài. Diện tích hình chữ nhật theo trục Đông Nam trên dưới 300 csv.

Năm Quận

Tỉnh gồm 5 Quận: Long Lễ, Long Điền, Đất Đỏ, Đức ThạnhXuyên Mộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HC DP/26, do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký, sát nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, Tỉnh Phước-Tuy.

Sông

Sông lớn nhất là Sông Thị Vãi chảy song song với Quốc Lộ 15 và đổ ra cửa Cần Giờ. Kế đến là Sông Dinh, nước ngọt, là nguồn cung cấp nước cho toàn tỉnh và sau cùng là song Ray chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra cửa Lộc An.

 

small portfolio1 small portfolio2 small portfolio3 small portfolio4
themed object

Kính Chào Đồng Hương và Thân Hữu!

  •  
get in touch

TRÁI TIM NHÂN HẬU

Trái Tim Lạc Lõng nhưng Nhân Hậu

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Vâng đây đích thực là một trái tim lạc lõng. Nó nằm cô đơn, xa lạ trong một môi trường mà các bộ phận khác đều là những tế bào cấu tạo bằng chất hữu cơ. Chung quanh nó là hằng hà sa số những dây những ống: nào là dây thần kinh, mạch máu, với những phản ứng sinh hóa học liên tục diễn ra. Ngay cả cái tên của Tim cũng mới. Nó không mang tên Trái Tim Dịu Hiền, Trái Tim Vàng, Trái Tim Nhiều Mầu, Trái Tim Tình Yêu,Trái Tim Từ Bi, Trái tim Vô Nhiễm...

Mà có tên là AbioCor.

AbioCor đã giúp một lão nhân gần giã từ cuộc đời tiếp tục an hưởng vui vẻ với gia đình thêm được 17 tháng thay vì mệnh một trong ba tháng.

Phẫu thuật ghép Tim

Mỗi năm, có cả trên 50.000 giải phẫu thay tim thiên nhiên trên thế giới. Việc thay tim cũng như các bộ phận khác đã được hoàn chỉnh và tương đối an toàn. Đó là nhờ kỹ thuật giải phẫu tân tiến hơn, có nhiều thuốc hữu hiệu để ngừa phản ứng khước từ giữa cơ thể nhận và bộ phận cho, đồng thời số người hiến tim cũng nhiều hơn.

Ghép tim đứng hàng thứ tư trong các giải phẫu bộ phận thay thế, sau ghép võng mạc, thận và gan. Bệnh nhân được chụp thuốc mê tổng quát, ngực mổ toang, tim hư lấy ra và thay bằng tim thiên nhiên của một người cho mà chức năng não đã ngưng, sống nhờ phương thức hỗ trợ.

Thường thường chỉ những người bị bệnh tim trầm trọng, với 20% hy vọng sống được một năm và không đáp ứng với bất cứ phương pháp trị liệu nào khác mới là đối tượng nhận tim tặng dữ.

Nhắc lại là giải phẫu thay tim thiên nhiên đầu tiên ở loài người được bác sĩ Christian Barnard thực hiện vào ngày 3 tháng 12 năm 1967 tại quốc gia Nam Phi. Bệnh nhân là ông Lewis Washkansky. Diễn tiến cuộc giải phẫu rất thành công.Tuy nhiên các dược phẩm dùng để tránh phản ứng của cơ thể với tim lạ này đã khiến ông ta không chống cự được các bệnh khác. Ông ta thiệt mạng vì sưng phổi 18 ngày sau.

Tim thiên nhiên

Tim thiên nhiên có bốn ngăn: hai tâm nhĩ nằm phía trên hai tâm thất, ngăn cách bẳng những lá van. Các ngăn hoạt động đồng loạt với nhau như một hệ thống bơm để đẩy máu ra khỏi tim và tiếp nhận máu về tim. Tim co bóp làm hai giai đoạn:

* Hai tâm nhĩ phải và trái cùng bóp vào để đẩy máu xuống hai tâm thất.

* Hai tâm thất đồng thời bóp vào để đưa máu lên phổi từ thất phải và ra cơ thể từ thất trái.

Rồi tim thư dãn, tiếp nhận máu từ phổi và ngoại vi đề sẵn sàng cho nhịp bóp tiếp theo.

Tim thiên nhiên làm bằng các loại tế bào sống, cần nuôi dưỡng nên cần năng lượng do thực phẩm và không khí cung cấp. Trung bình tim đập từ 60- 100 nhịp/ một phút.

Tim nhân tạo

Háng năm, ở nước Mỹ, có khoảng 700.000 bệnh nhân thiệt mạng vì suy tim. Một số đông có thể kéo dài tuổi thọ nếu được ghép tim. Nhưng khốn một nỗi là mỗi năm chỉ có khoảng 2000 người rộng lượng hiến tim. Thành ra nếu có một trái tim nhân tạo hoàn hảo thì là một đại hạnh cho nhân loại.

Nhìn thấy nhu cầu đó, các nhà khoa học đã tận lực nghiên cứu để thay tạo hóa chế biến một con tim.

Tim nhân tạo đầu tiên có tên Liotta được ghép tại Houston vào năm 1969 như giai đoạn chuyển tiếp chờ ghép tim thật cho bệnh nhân 49 tuổi Haskel Karp. Nhưng ông ta mệnh một 65 giờ sau khi được ghép tim thiên nhiên.

Năm 1982, bác sĩ William DeVries ghép tim nhân tạo Jarvik-7 cho nha sĩ Barney Clark ở Seatles. Tim này được bác sĩ Robert K. Jarvish sáng chế. Tim là bằng chất vải và nhựa nhân tạo, nhôm với bộ phận phát điện.

Vị nha sĩ sống thêm được 112 ngày nhờ tim này. Ông bị các biến chứng như sưng phổi, kinh phong, nhiễm trùng trước khi suy nhược các cơ quan sinh tử trong người.

Năm 2000 mẫu tim Jarvik II được thành hình và cung cấp máu lưu thông liên tục thay vì theo từng nhịp tim bóp.

Trong khi đó nhiều nhà khoa học khác tiếp tục nghiên cứu sáng chế trái tim nhân tạo.

Sau hơn ba mươi năm nghiên cứu, công ty Abiomed bên Hoa Kỳ đã giới thiệu mẫu tim AbioCor. Theo khoa học gia Robert T.V. Kung, trưởng nhóm nghiên cứu, thì nếu thành công, tim sẽ giúp kéo dài đời sống con người. Và bệnh nhân sẽ có thể thực hiện được các công việc hàng ngày như tắm rửa, đi lại, thay quần áo, xum họp với gia đình.

Cấu trúc AbioCor

Hệ thống AbioCor có một thành phần gắn trong cơ thể và phần nằm ở ngoài cơ thể.

a- “Trái tim thay thế” lớn bằng một trái bưởi nhỏ, nặng gần một kí lô, nằm gọn trong lồng ngực, không dây dợ, không ống nối trên da. Nó không có hình dạng một trái tim bình thường mà là một thiết bị làm bằng hóa chất mềm trong suốt với bốn miệng van.. Thay vì hai tâm thất và hai tâm nhĩ như tim thiên nhiên thì tim nhân tạo chỉ có hai tâm thất ngăn cách bằng một vách thẳng đứng. Vách có thể đàn hồi. Nằm trong vách là một máy bơm nhỏ tí tẹo nhưng công suất rất mạnh để vận chuyển máu.

Vật liệu làm trái tim là kim loại titanium và một loại hợp chất nhựa Angioflex rất bền. Angioflex có thể chịu nhịp đập 100.000 lần mỗi ngày trong nhiều năm. Hợp chất này là một đặc chế của viện Abiomed, không gây ảnh hưởng xấu cho tế bào máu cũng như tránh máu bị đóng cục

b- Một bộ phận điện tử nhỏ síu gắn dưới da để kiểm soát điều hòa tốc độ tim đập tùy theo nhu cẩu sinh học của bệnh nhân..

c- Một bình điện bé gắn dưới da, được bình ở ngoài tiếp điện đủ để hoạt động trong từ 30 tới 60 phút, nhờ đó bệnh nhân có thể thoải mái vui chơi với con cháu hoặc bơi lội, tắm rửa. Bình điện cung cấp năng lượng cho tim nhân tạo và bộ phận điện tử kiểm soát.

d- Một bộ phận truyền năng lượng qua lớp da mà không cần dây dẫn điện để nạp điện cho bình điện nằm trong người. Da vẫn lành lặn nên không có rủi ro nhiễm trùng.

Và một bình điện bên ngoài rất nhỏ, bệnh nhân có thể đeo trên người và đi lại hoạt động như thường . ( Chú thích:có hình đính kèm)

Máu huyết luân lưu như sau:

Bơm đẩy vách sang tâm thất phải thì van trên mở, van dưới đóng lại, máu từ thất phải được đưa lên phổi. Trong khi đó bên tâm thất trái, van dưới mở, van trên đóng để tiếp nhận máu từ phổi về.

Nhịp kế tiếp, thì vách đẩy sang thất trái, van dưới đóng, van trên mở, dồn máu vào đại động mạch để được đưa đi khắp cơ thể, trong khi đó tâm thất phải tiếp nhận máu về từ cơ thể.

Mỗi phút nó có thể bơm khoảng 10 lít máu, trong khi đó tim thịt của Tạo Hóa bơm có 5 lít.

AbioCor có thể co bóp khoảng 180 triệu lần và bền bỉ ít nhất là 5 năm. Nhịp co bóp giống như của tim thật để đẩy máu tới phổi và thu máu vào từ khắp cơ thể. Chỉ có điều là nhịp này rất nhẹ, người yêu ngồi ngay kế bên cũng không nghe thấy được.

Kết quả ghép AbioCor

Tháng Giêng năm 2001, Abiomed được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ chấp thuận cho phép thử nghiệm ghép Abiocor cho con người.

Phẫu thuật đầu tiên được thực hiện với Robert Tools, 55 tuổi vào ngày thứ Hai mồng 2 tháng 7 năm 2001 tại bệnh viện Jewish ở Kentucky. Ông Tool s mắc bệnh tiểu đường, bị suy tim Bệnh nhân hưởng thọ thêm được 151 ngày trước khi bị tai biến động mach não nặng và sau khi thực hiện một thú vui mà ông ta rất thích là đi câu cá.

Sống lâu nhất là Tom Christerson, 70 tuổi, giải phẫu ngày 13 tháng 9 năm 2001, tạ thế ngày 7 tháng Hai năm 2003. Tom đã vui vẻ với gia đình thêm được một Lễ Tạ Ơn và một Giáng Sinh-Tân niên, tổng cộng là 512 ngày. Theo người con gái, “bố tôi đã có cơ hội vui cùng gia đình, coi TV, ăn bắp rang, uống cà phê và làm nhiều việc hữu ích cho các cháu”.

Bệnh nhân thứ tám là một cụ già 80 tuổi. Cụ kéo dài tuổi thọ được 101 ngày.

Bệnh nhân thứ 14, cụ William Wiley, 73 tuổi được ghép AbioCor vào tháng 5 năm 2004 vì bị suy tim tụ huyết. Bệnh cụ trầm trọng đến nỗi các bác sĩ nói ông chỉ còn sống được 30 ngày nữa mà thôi. Tình trạng sức khỏe của cụ quá xấu để được gắn tim thật. Cụ có thêm 116 ngày để vui sống với cụ bà , con cháu và bằng hữu xa gần.

Nói chung thì các bệnh nhân đều sống lâu hơn thời gian 30 ngày mà các nhà khảo cứu dự kiến.

Ai được ghép AbioCor

Theo Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, chỉ được ghép tim nhân tạo:

a) bệnh nhân nào bị bệnh tim kinh niên ở giai đoạn cuối cuộc đời, không sống lâu quá 30 ngày;

b) Không được dự trù ghép tim nhân tạo;

c) Không đáp ứng với bất cứ phương pháp điều trị nào khác.

Thường thường các bệnh nhân có tâm thất suy nhược nhưng các bộ phận sinh tử khác của cơ thể vẫn còn hoạt động.

Các bệnh nhân được phép gắn tim nhân tạo có:

* Tâm thất phải suy yếu trầm tọng cộng thêm suy tâm thất trái. Tâm thất là bộ phận chính để đẩy máu từ tim ra nuôi toàn cơ thể cũng như lên phổi.

* Tăng huyết áp phổi không điểu trị được bằng dược phẩm;

* Chẩy ngược của van động mạch chủ ;

* Rối loạn nhịp tim trầm trọng;

* Nhồi máu cơ tim lớn với tế bào tim hư bở‘

* Vách thất đứt vỡ;

* Thất bại sau khi ghép tim thiên nhiên;

* Máu cục trong hai tâm thất

Không phải là bệnh viện nào cũng được ghép thử tim nhân tạo. Hiện nay mới chỉ có năm trung tâm ở Boston, Philadelphia, Louisville, Houston và Los Angeles là hội đủ điều kiện về kỹ thuật cũng như chuyên viên giải phẫu.Trong tương lai, khi được phép dùng rộng rãi, công ty Abiomed dự trù chỉ lựa 15 trung tâm trebn khắp thế giới để thực hiện giải phẫu thay thế.

Công ty đang xin phép chính quyền để phẫu thuật được chính thức công nhận áp dụng. Tuy nhiên Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ chưa đồng ý vì cho rằng ích lợi của AbioCor ít hơn rủi ro.

Nếu Abiocor thành công thì mỗi năm sẽ có cả 100.000 bệnh tim được thay. Cho tới tháng 9 năm 2004 đã có 14 bệnh nhận được lựa ghép thử nghiệm với AbioCor.

Tổn phí mỗi giải phẫu tốn chừng 70.000 mỹ kim, ấy là chưa kể phí tổn hậu giải phẫu và chăm sóc theo dõi. Nhưng nếu AbioCor khiến người bệnh sống thêm được dăm năm, thì cũng không đắt lắm. Vì chăm sóc người bệnh đau tim trầm trọng tốn phí nhiều hơn, mà thay tim thật thì lại đắt gấp mươi lần.

Công Ty Abiomed mới giới thiệu sản phẩm tim nhân tạo thứ hai tên là AbioCort II

Kết luận

Với đà tiến triển hiện tại của y khoa học, thì một ngày nào đó khi xin trái tim tình yêu, lại phải hỏi nhau xem tim thiên nhiên hay nhân tạo; nhắc nhau xem có cần mua thêm bình điện sơ cua. Để thời gian yêu đương làm tình khỏi gián đoan.

Ngoài ra thận nhân tạo đang được bác sĩ David Humes, Ðại học Michigan nghiên cứu vàthử nghiệm với người bệnh bị thận suy bất thình lình. Khi thận suy, các chất cặn bã hóa học tích tụ trong máu và gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Công lao của các nhà nghiên cứu khoa học với nhân loại thật là vĩ đại.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas- Hoa Kỳ

 

 

slide up button